Tuyên bố Hà Nội Tầm nhìn mới cho Quan hệ đối tác Nghị viện

Chiều 21/1, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã kết thúc tốt đẹp và ra Tuyên bố Hà Nội "Tầm nhìn mới cho Quan hệ đối tác Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien Thông cáo chung Hội nghị APPF-26
tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien Họp báo về kết quả Hội nghị Diễn đàn Nghị viện châu Á-TBD lần thứ 26

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố trên:

Tuyên bố Hà Nội “Tầm nhìn mới cho Quan hệ đối tác Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương”

1. Chúng tôi, các nghị sỹ Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF), họp tại Hà Nội, Việt Nam với chủ đề chung “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững.” Chúng tôi thông qua Tuyên bố Hà Nội đánh dấu 25 năm thành lập APPF và định hướng phát triển của Diễn đàn tới năm 2030.

2. Chúng tôi nhắc lại việc thành lập kịp thời của APPF vào năm 1993 đã đáp ứng nhu cầu đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia thành viên và khu vực vào sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh lưu niệm với các trưởng đoàn. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Các thành tựu đạt được

3. Chúng tôi vui mừng ghi nhận những thành tựu nổi bật mà APPF đã đạt được trong 25 năm phát triển. APPF đã kiên trì thực hiện các mục tiêu chung về thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực.

- Các hoạt động hợp tác và đối thoại của APPF đã góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Các nước thành viên APPF đã thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, hướng tới xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

- APPF ủng hộ và bổ trợ cho các nỗ lực của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua việc giảm thuế quan, các rào cản thương mại, tinh giản các thủ tục hải quan, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên và củng cố hệ thống thương mại đa phương.

- Các nước thành viên APPF đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, bao gồm các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và các thỏa thuận trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC).

- Hội nghị các Nữ nghị sỹ, lần đầu tiên được tổ chức tại Hội nghị APPF thường niên lần thứ 24 tại Vancouver, từ nay sẽ được tổ chức dịp Hội nghị APPF thường niên nhằm thúc đẩy thảo luận và trao đổi về các kinh nghiệm điển hình về các vấn đề mà các nữ nghị sỹ cùng quan tâm và thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực.

4. APPF đã góp phần vào các nỗ lực chung của các cơ chế khu vực và quốc tế, bao gồm Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Hợp tác Kinh tế lưu vực Thái Bình Dương (PBEC) trong việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định vì hợp tác và phát triển bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

APPF trong một thế giới thay đổi nhanh chóng

5. Chúng tôi nhận thức rằng cục diện khu vực và quốc tế, cũng như hợp tác đa phương đang chứng kiến những thay đổi căn bản, với nhiều cơ hội và thách thức đan xen với những tác động sâu rộng. Những chuyển biến căn bản trên toàn cầu ngày càng khó lường và nhanh hơn.

- Tình hình chính trị, an ninh trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực, diễn biến phức tạp, với nhiều yếu tố bất ổn tiềm ẩn, đặc biệt là các mối đe dọa về an ninh khu vực và trên thế giới, tác động tới hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả cộng đồng quốc tế. Trào lưu chủ nghĩa dân tộc, dân túy và đơn phương đang gia tăng; các điểm nóng, xung đột khu vực, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, khủng hoảng tị nạn, an ninh mạng, thiên tai và dịch bệnh tiếp tục là thách thức nghiêm trọng.

- Kinh tế khu vực và toàn cầu phục hồi vững chắc hơn trong khi liên kết kinh tế ở nhiều khu vực chậm lại, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Thương mại và đầu tư đã mang đến sự thịnh vượng chưa từng có cho châu Á-Thái Bình Dương, song vẫn tồn tại nhiều rào cản.

- Xu thế hợp tác và liên kết đa tầng nấc cùng xu thế cải cách của các thể chế đa phương được đẩy mạnh. Các thỏa thuận đa phương mang tính lịch sử như Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đối khí hậu đã đem lại những thời cơ mới cho hợp tác phát triển. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được kỳ vọng sẽ tăng năng suất, biến đổi phương thức kết nối các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, song cũng góp phần làm gia tăng bất bình đẳng trong việc phân phối thành quả của tăng trưởng và toàn cầu hóa.

- Trong bối cảnh đó, việc duy trì và thúc đẩy hơn nữa vai trò của các diễn đàn và cơ chế đa phương trong cấu trúc khu vực và xử lý các thách thức đan xen là hết sức quan trọng.

6.Chúng tôi ghi nhận rằng APPF hiện đang đứng ở thời điểm chuyển đổi quan trọng, và Diễn đàn sẽ cần phải cải cách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đối thoại và hợp tác giữa các thành viên và đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực đa phương ở khu vực và toàn cầu, bao gồm thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu.

Quan hệ đối tác nghị viện vì một tương lai chung của cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương

7. Phát huy những thành tựu của APPF và nắm bắt những cơ hội mà kỷ nguyên số và tiến trình toàn cầu hóa mang lại, chúng tôi tin tưởng rằng APPF sẽ xây dựng định hình một tầm nhìn chiến lược, hoài bão, góp phần duy trì và củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực đa phương để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, chúng tôi tái khẳng định rằng hòa bình, ổn định và an ninh là điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững.

8. Trong một khu vực ngày càng kết nối hơn, chúng tôi tin rằng một trong những mục tiêu quan trọng của các hoạt động của Diễn đàn là tăng cường sự tham gia của phụ nữ, thanh niên, và các cộng đồng người bản địa trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội cũng như là thúc đẩy hơn nữa phát triển bao trùm hơn trong xã hội vì lợi ích chung.

9. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục triển khai sứ mệnh của APPF và xây dựng quan hệ đối tác nghị viện có trách nhiệm hướng tới tương lai của một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, sáng tạo, gắn kết và phát triển bền vững. Chúng tôi đề cao quan hệ đối tác trên tinh thần bảy nguyên tắc về quan hệ giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương được nêu trong Tuyên bố Vancouver, Tuyên bố Tokyo mới, và Hiến chương của tổ chức Vành đai khu vực Thái Bình Dương thể hiện trong Tuyên bố Valparaiso.

10. Chúng tôi nhấn mạnh các cam kết của các nghị viện thành viên đối với các mục tiêu và lợi ích chung, trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đa dạng về thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo của nhau, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc pháp quyền và luật pháp quốc tế.

11. Chúng tôi tái khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác trên tinh thần đối thoại thẳng thắn, xây dựng, bao dung, hòa hợp, hỗ trợ lẫn nhau, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

- Các nước thành viên APPF tiếp tục tiên phong trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực và trên thế giới, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột và tìm kiếm các giải pháp chấm dứt xung đột, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế.

- Khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải, an ninh an toàn hàng hải hàng không; kêu gọi các quốc gia giải quyết các khác biệt và tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, các thỏa thuận liên quan, bao gồm Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS).

- Đẩy mạnh đối thoại và hợp tác chung nhằm giải quyết các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, bao gồm cả an ninh lương thực, an ninh năng lượng; tăng cường hợp tác quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững đất, rừng, biển và nguồn nước, thông qua các hoạt động hợp tác xuyên biên giới và nỗ lực chung.

- Đẩy mạnh hợp tác về giảm thiểu rủi ro và ứng phó thiên tai, phục hồi sau thiên tai trong các lĩnh vực như hoàn thiện chính sách, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, bảo đảm kinh doanh không bị gián đoạn, các hệ thống cảnh báo sớm, tìm kiếm cứu nạn.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đóng góp của các nước thành viên APPF trong các nỗ lực chung nhằm phòng ngừa và chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.

12. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực và khuyến nghị các nước thành viên APPF triển khai các hành động sau nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm, và tăng cường liên kết kinh tế khu vực sâu rộng.

- Kêu gọi và giám sát chính phủ các nước thành viên APPF nỗ lực hơn nữa và phối hợp trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về Biến đổi khí hậu. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư vào công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thể hiện trách nhiệm và đóng góp vào các nỗ lực quốc tế nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.

- Thúc đẩy cải cách cơ cấu, thuận lợi hóa môi trường kinh doanh; thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, giáo dục, đào tạo nghề và kỹ năng với mục tiêu nâng cao năng lực của lực lượng lao động trong kỷ nguyên số.

- Tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư tự do và mở, hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP); xây dựng một châu Á-Thái Bình Dương kết nối và gắn kết toàn diện; thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, có sức chống chịu, liên kết tiểu vùng và các vùng sâu vùng xa.

- Tái khẳng định cam kết ủng hộ hệ thống đa phương dựa trên luật lệ, tự do, mở, minh bạch và bao trùm; cam kết kêu gọi các chính phủ không gia tăng các biện pháp bảo hộ mới.

- Tăng cường hợp tác để phát huy tiềm năng của nền kinh tế mạng và kinh tế số, bao gồm thông qua hoạt động tạo thuận lợi cho thương mại điện tử và số; nâng cao tính cạnh tranh của lĩnh vực dịch vụ.

- Nâng cao năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), tạo điều kiện cho các MSMEs tiếp cận về tài chính, công nghệ và quản lý; thúc đẩy các chính sách và khung pháp lý tạo thuận lợi cho khởi nghiệp và các MSMEs do phụ nữ lãnh đạo.

- Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, tăng năng suất nông nghiệp và khả năng chống chịu thích ứng với biến đổi khí hậu.

13. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến quy chế hoạt động của APPF liên quan tới hoạch định chính sách, thực thi các Nghị quyết và chương trình nghị sự, cũng như thành viên và hoạt động của Ban Chấp hành. Chúng tôi tái khẳng định cam kết thúc đẩy tiến trình cải cách APPF để Diễn đàn có khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi nhanh chóng của cục diện thế giới và khu vực.

14. Trong một thế giới ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau, chúng tôi cam kết thúc đẩy phối hợp và bổ trợ giữa APPF và các diễn đàn nghị viện, các cơ chế khu vực và quốc tế khác nhằm giải quyết các vấn đề khu vực thông qua các sáng kiến và hành động cụ thể nhằm tăng cường kết nối giữa APPF và các cơ chế khu vực khác, hướng tới xây dựng một tầm nhìn chiến lược góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Vì vậy, chúng tôi hoan nghênh các kết quả cụ thể của năm APEC Việt Nam 2017 trong việc khẳng định các giá trị cốt lõi của APEC về thương mại và đầu tư tự do và mở, và tuyên bố tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương.

Chúng tôi ủng hộ vai trò lãnh đạo của APEC trong giải quyết các thách thức kinh tế toàn cầu và xây dựng cấu trúc kinh tế khu vực. Chúng tôi xin chúc mừng ASEAN nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập và hoan nghênh các đóng góp của ASEAN đối với hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực.

tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien Hội nghị APPF-26 đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự

Chiều 20/1, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã bế ...

tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien Chủ tịch Quốc hội tiếp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới

Chiều 20/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp ông Martin Chungong, Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện ...

tuyen bo ha noi tam nhin moi cho quan he doi tac nghi vien APPF-26: Thông qua Tuyên bố về tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác nghị viện

Chiều 20/1, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Diễn đàn Nghị ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Chuyển nhượng cầu thủ: Trung vệ Đỗ Duy Mạnh ở lại CLB Hà Nội thêm 3 năm

Trung vệ Đỗ Duy Mạnh cho biết, anh quyết định gia hạn hợp đồng thêm 3 năm với CLB Hà Nội vì muốn được ở gần vợ con, gia đình.
Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bật mí cách khắc phục lỗi Instagram không có filter đơn giản, hiệu quả

Bạn đang gặp phải tình trạng Instagram không có filter nhưng chưa biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những ...
Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Châu Phi công bố Hiến chương về lĩnh vực y tế

Namibia phối hợp với WHO công bố Hiến chương đầu tư lực lượng lao động y tế châu Phi tại một diễn đàn tổ chức tại thủ đô Windhoek.
Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Báo Hàn Quốc lo ngại HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng đến HLV Kim Sang Sik

Tờ Daum (Hàn Quốc) lo ngại rằng cái bóng của HLV Park Hang Seo có thể ảnh hưởng tới HLV Kim Sang Sik trong thời gian dẫn dắt đội tuyển ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26: Sự thật mối quan hệ của An Nhiên và người đàn ông bí ẩn kia?

Trạm cứu hộ trái tim tập 26, An Nhiên bị người đàn ông bí mật nắm thóp vụ cướp trắng căn nhà của Hà...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động