Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã. (Nguồn: Reuters) |
Pháp và 3 quốc gia vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đều bày tỏ thất vọng sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lô Sa Dã trong một cuộc phỏng vấn cho rằng các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây như Ukraine không có chủ quyền quốc gia.
Trả lời phỏng vấn nhà báo Thụy Sỹ Darius Rochebin trong chương trình truyền hình La Chaine Info lên sóng hôm 21/4, khi đáp lại câu hỏi liên quan đến chủ quyền của Ukraine đối với Crimea, ông Lô Sa Dã cho rằng về mặt lịch sử, vùng lãnh thổ này là một phần của nước Nga và đã được cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev trao cho Ukraine.
Đại sứ Trung Quốc còn bày tỏ: “Theo quy định của luật pháp quốc tế, thậm chí các quốc gia hậu Xô viết cũng không có địa vị thực sự… không có sự đồng thuận quốc tế nào củng cố địa vị của họ là những quốc gia có chủ quyền”.
Ngày 23/4, Pháp đã phản ứng mạnh với phát biểu của Đại sứ Lô Sa Dã bằng cách tuyên bố “đoàn kết toàn diện” với tất cả các nước đồng minh bị ảnh hưởng, mà Paris cho là đã giành được độc lập “sau nhiều thập kỷ bị áp bức”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh: “Đặc biệt là về Ukraine, vào năm 1991, nước này đã được toàn thể cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, công nhận trong phạm vi biên giới bao gồm cả Crimea”.
Trong khi đó, cả 3 quốc gia Baltic nêu trên, vốn trước đây là một phần của Liên Xô, cũng đưa ra phản ứng tương tự Pháp.
Ukraine cùng ngày lên án bình luận mà Kiev xem là “lố bịch” của Đại sứ Trung Quốc. Trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Mykhaylo Podolyak nhấn mạnh địa vị của các quốc gia hậu Xô viết “được tôn trọng trong luật pháp quốc tế”.
Ông công kích: “Thật kỳ lạ khi được biết một phiên bản ngớ ngẩn về ‘lịch sử của Crimea’ từ đại diện của một quốc gia rất thận trọng về lịch sử hàng nghìn năm của họ”, ám chỉ Trung Quốc.
| Tổng thống Nga xem xét khả năng tiếp tục chiến dịch quân sự; Ukraine nói ‘không có chủ đề thảo luận’ với Moscow Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chủ trì cuộc họp với khoảng hơn 10 người tham dự để tìm kiếm đề xuất việc nên tiếp ... |
| Ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, hé lộ các nhân sự cao cấp mới Quốc hội Trung Quốc vừa bầu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình làm Chủ tịch ... |
| Hậu công bố thỏa thuận tàu ngầm AUKUS: Tổng thống Mỹ muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc, Australia bị Bắc Kinh phớt lờ? Ngày 13/3, phát biểu với các phóng viên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, nước này mong muốn tái thiết ... |
| Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga: Không chỉ dừng lại ở định vị quan hệ Nga-Trung, điều Bắc Kinh thực sự muốn là gì? Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga đang trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế. ... |
| Vụ rò rỉ tài liệu mật: Mỹ coi quân đội Ukraine là 'con tốt thí' trong cuộc chiến ủy nhiệm với Nga Bà Helga Zepp-LaRouche - nhà sáng lập Viện Schiller đánh giá vụ rò rỉ tài liệu mật của Lầu Năm Góc là bằng chứng cho ... |