Ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an: Việt Nam có nhiều cơ hội chiến thắng

Phan Mích
TGVN. Khoảng 9 giờ tối (giờ Việt Nam) hôm nay 7/6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, trong đó Việt Nam là ứng viên duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.  
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Việt Nam tích cực chuẩn bị mọi mặt và sẵn sàng đảm nhiệm nhiệm vụ tại Liên hợp quốc
ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Đại sứ Nguyễn Phương Nga: “Món quà” quý giá tại Liên hợp quốc
ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang
Cờ Việt Nam tung bay cùng với cờ Liên hợp quốc, Nam Sudan, Mông Cổ, Ghana, Ấn Độ, Campuchia và Anh tại Lễ thượng cờ trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Liên hợp quốc. (Nguồn: QĐND)

Từ những dấu ấn đậm nét tại nhiệm kỳ đầu tiên các chuyên gia, nhà báo quốc tế…đều tin tưởng Việt Nam sẽ giành chiến thắng vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 trong cuộc bầu cử hôm nay, ngày 7/6.

Dấu ấn Việt Nam

Việc lần đầu tiên trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 đã trở thành một cột mốc đáng nhớ trong hoạt động đối ngoại đa phương và cũng mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia bàn thảo và quyết định các vấn đề quan trọng của thế giới.

Dù là lần đầu tiên đảm nhiệm vị trí quan trọng tại cơ quan quyền lực nhất Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt nhịp rất nhanh, tham gia đầy đủ hơn 1.500 cuộc họp của Hội đồng Bảo an và đóng góp tích cực, chủ động và toàn diện trên tất cả các vấn đề.

Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam đã 2 lần làm Chủ tịch tháng của Hội đồng Bảo an, làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch một số tiểu ban và đưa ra nhiều sáng kiến về việc tham vấn với các thành viên Liên hợp quốc để xây dựng báo cáo hàng năm của Hội đồng Bảo an thực chất và toàn diện hơn. Đặc biệt, Việt Nam cũng chủ trì, soạn thảo, thương lượng, thúc đẩy thông qua các quyết sách của Hội đồng Bảo an nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Trả lời TG&VN về những đóng góp của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết, kể từ khi gia nhập tổ chức này năm 1977, Việt Nam đã và đang là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hợp quốc, đồng thời là một trong những quốc gia đi tiên phong trong thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, hợp tác và phát triển trên thế giới, có những đóng góp cụ thể vào quá trình xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc nhằm xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn nhân loại.

“Đóng góp của Việt Nam đã để lại những dấu ấn đậm nét được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là trong hoạt động của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội và nhiều cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc”, Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định.

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam ông Kamal Malhotra cũng đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. “Việt Nam đã giúp Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Tôi cho rằng đây là một trong những nghị quyết quan trọng nhất mà Hội đồng Bảo an từng thông qua, đóng góp rất lớn vào công việc gìn giữ hòa bình và Việt Nam đã đóng một vai trò rất chủ động để nghị quyết này được thông qua”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh.

ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang
Các nữ sĩ quan quân y của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan. (Nguồn: Bệnh viện 175)

Đại sứ Ngô Quang Xuân – Nguyên Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc đánh giá, nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam đã nâng vị thế và uy tín của Việt Nam, không chỉ ở Liên hợp quốc mà còn đối với thế giới.

“Chúng ta cũng thấy qua quá trình đó, chúng ta đã gắn bó được những lợi ích thiết thực với Hội đồng Bảo an đó là xây dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và Việt Nam là nước được thụ hưởng”, Đại sứ Ngô Quang Xuân nhận định.

Kỳ vọng vào Việt Nam

Việc Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an lần thứ 2 tiếp tục khẳng định chủ trương của Việt Nam là trở thành thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Đồng thời là cơ hội để Việt Nam có thể xây dựng, đóng góp tại cơ chế có tầm quan trọng chiến lược đối với hòa bình, an ninh quốc tế, góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển ở trên thế giới.

ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Khi trúng cử, Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp quan trọng tại Hội đồng Bảo an

TGVN. Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại ...

Nhà báo Refaat Khaled, Phó Tổng Biên tập tờ Al Mesa (Ai Cập), nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như châu Á. Việt Nam đang đóng vai trò tích cực và hiệu quả ở châu Á cũng như trên thế giới. Vị thế và uy tín của Việt Nam ở khu vực cũng như trên thế giới đang ngày càng tăng cao.

Nhà báo Ai Cập bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ giành chiến thắng và đắc cử vào vị trí này. Theo ông Khaled, khi trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ có những đóng góp đáng kể trên các diễn đàn quốc tế, thể hiện vai trò tích cực trong việc góp phần chấm dứt các cuộc xung đột trên thế giới, đấu tranh chống khủng bố đồng thời giúp đạt được hòa bình và an ninh quốc tế.

Trước đó, tháng 3/2019, Thứ trưởng Ngoại giao Ai Cập Khaled cũng khẳng định Ai Cập ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hoi đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và mong muốn sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam hơn nữa tại các diễn đàn khu vực và Liên hợp quốc.

Đại sứ Senegal tại Liên hợp quốc S.Niang tin tưởng, Việt Nam là quốc gia theo đuổi đường lối hòa bình, có trách nhiệm trước những căng thẳng, bất đồng và xung đột xảy ra trong khu vực. “Các nước châu Phi đặt kỳ vọng Việt Nam thấu hiểu mong muốn của họ, thúc đẩy giải quyết các vấn đề của khu vực”, ông S.Niang nói.

Ông Kamal Malhotra cho rằng, nếu được trúng cử vào Hội đồng Bảo an, các quốc gia kỳ vọng nhìn thấy Việt Nam đóng vai trò mạnh mẽ hơn nữa trong các chương trình nghị sự Hội đồng Bảo an đang làm việc tích cực như vấn đề Triều Tiên, Myanmar.

ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Việt Nam tại Liên hợp quốc - niềm tự hào của người làm đối ngoại

TGVN. Việt Nam là UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009 và nhiều khả năng trở thành UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 là sự kiện có ý ...

ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Đóng góp của Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đậm nét tại Liên hợp quốc

Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, người từng làm Đại diện thường trực VN tại ...

ung cu uy vien khong thuong truc hoi dong bao an viet nam co nhieu co hoi chien thang Tôi tin Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Bảo an

Trả lời phỏng vấn TG&VN, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam có thể trúng cử với số phiếu cao, ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động