TIN LIÊN QUAN | |
Nỗ lực tăng trưởng xanh ở Việt Nam và những bài học từ Thụy Sỹ | |
Dầu lửa sắp hết "thời hoàng kim" |
Dự án nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến việc thúc đẩy và hỗ trợ phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo trong hệ thống điện và lưới điện thông minh tại Việt Nam, qua đó góp phần đạt được các mục tiêu của Chính phủ đề ra trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (PDP), Chiến lược tăng trưởng Xanh (GGS) cũng như kế hoạch Hàng động Tăng trưởng Xanh (GGAP) nhằm đảm bảo cung ứng điện nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện gắn liền với phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VGP News) |
Kết quả chủ yếu của Dự án là xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ phát triển lưới điện thông minh kết hợp với phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông được áp dụng trong việc quản lý, vận hành các nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực về công nghệ lưới điện thông minh và phát triển năng lượng tái tạo cho các cán bộ chuyên môn tại các đơn vị quản lý nhà nước, các chuyên gia tại các đơn vị trong ngành điện, hình thành mạng lưới chuyên gia về lưới điện thông minh.
Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp giữa Việt Nam và Đức để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng. Thiết lập các mạng lưới hợp tác và trao đổi kinh nghiệm quốc tế giữa các nhà xây dựng chính sách, các nhà quản lý, các đơn vị phát triển dự án. Việc hợp tác công nghệ tập trung vào các giải pháp công nghệ hiện đại nhất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ và phần mềm hiệu quả năng lượng, kết nối và vận hành năng lượng tái tạo với xu hướng của các sản phẩm và dịch vụ để xây dựng ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh.
Dự án thực hiện trong 4 năm (2018-2022) trên toàn quốc với tổng mức đầu tư là 5.297.980 Euro, trong đó: 5 triệu Euro vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức; 297.980 Euro vốn đối ứng của phía Việt Nam do Bộ Công Thương tự bố trí bằng các nguồn lực hiện có.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi công hàm thông báo chính thức cho phía Đức biết về quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương lưu ý các ý kiến góp ý của các cơ quan để hoàn thiện, thẩm định, phê duyệt Văn kiện Dự án và quyết định đầu tư Dự án theo quy định hiện hành.
Ngành năng lượng mặt trời Mỹ "trúng đòn" của Tổng thống Trump Quyết định áp đặt mức thuế từ 20% tới 30% lên các mặt hàng pin năng lượng mặt trời - một động thái nhằm bảo ... |
Hoa Kỳ giúp đưa năng lượng tái tạo vào hệ thống điện Việt Nam Sáng 15/3, tại Hà Nội, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương (EREA) phối hợp với Cơ quan Phát triển ... |
Thủ tướng gặp gỡ các doanh nghiệp năng lượng tái tạo Ấn Độ Chiều 26/1, tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Adani Green ... |