Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic trong buổi họp báo sau cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ, ngày 15/11. (Nguồn: Reuters) |
Tuyên bố trên của Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic được đưa ra sau cuộc họp tại Brussels, Bỉ với Ngoại trưởng Thụy Sỹ Ignazio Cassis, cuộc gặp đầu tiên của họ kể từ quyết định của Bern vào cuối tháng 5 "chôn vùi" dự thảo thỏa thuận với EU.
Thụy Sỹ và EC đã đàm phán trong vài năm để chuẩn hóa khuôn khổ pháp lý cho việc nước này tham gia thị trường chung của EU và thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhưng các cuộc thảo luận hiện đang đi vào bế tắc.
Sáu tháng trước, Thụy Sỹ đã từ chối ký một thỏa thuận thể chế, đây là điều kiện tiên quyết do EC đặt ra để đạt được một thỏa thuận song phương về tiếp cận thị trường châu Âu.
Giống như tranh chấp giữa EU và Anh sau Brexit (chỉ việc Anh rời EU), các quan chức Thụy Sỹ miễn cưỡng đáp ứng các yêu cầu của EU về đóng góp ngân sách và tuân thủ các quy tắc của Liên minh như một cái giá phải trả để duy trì quyền tiếp cận tự do vào thị trường EU rộng lớn.
Bern đang kêu gọi một cuộc đối thoại chính trị cấp cao để phá vỡ thế bế tắc này, như Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin đã nhắc lại vào giữa tháng 10.
Khẳng định "bất kỳ cuộc đối thoại chính trị nào cũng phải tập trung và thực chất ”, Phó Chủ tịch EC Sefcovic cho biết, các cuộc thảo luận kỹ thuật sẽ tăng cường và ông sẽ gặp lại Ngoại trưởng Thụy Sỹ Cassis vào tháng 1/2022 tại Davos với mục đích hoàn thiện thời gian biểu và xác nhận việc nối lại đối thoại.
Thụy Sỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của EU sau Trung Quốc, Mỹ và Vương quốc Anh. Còn EU là đối tác thương mại lớn nhất của Thụy Sỹ.
| Mỹ-Trung Quốc thảo luận về thương mại song phương, cam kết giải quyết vấn đề tồn đọng Tối 8/10, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã thảo luận với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc về các hoạt động thương ... |
| Gọi Dòng chảy phương Bắc 2 là 'sai lầm chiến lược', Tổng thống Ba Lan kêu gọi NATO, EU làm điều này Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cần suy ... |