Nhỏ Bình thường Lớn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV khai mạc phiên họp thứ hai

Sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ hai.
TIN LIÊN QUAN
uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai Chính phủ xin nghiêm túc rút kinh nghiệm về điều hành sau vụ cá chết
uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai Phiên họp thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV diễn ra từ 15 -17/8, tập trung vào một số nội dung.

Thứ nhất là đánh giá kết quả bước đầu việc tổ chức Kỳ họp thứ nhất và cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV. Thứ hai là nghe báo cáo và cho ý kiến về hai dự án luật để chuẩn bị trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ hai - dự án Luật Cảnh vệ và dự án Luật Công an xã. Thứ ba là cho ý kiến về hai tờ trình của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016 và việc sử dụng vốn, trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 - 2015 của Dự án hồ Tả Trạch cho hợp phần bồi thường và di dân tái định cư.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (thay thế Nghị quyết số 387/2003/NQ-UBTVQH11); cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên.

uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: TTXVN).

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phần mở đầu phiên họp sáng 15/8. Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm trình bày tờ trình Dự án Luật Cảnh vệ. Tiếp theo, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Cảnh vệ.

Tại phiên họp buổi sáng, các đại biểu nhất trí với tờ trình và báo cáo thẩm tra, cho rằng Pháp lệnh Cảnh vệ được ban hành năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để lực lượng Cảnh vệ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước cũng như công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các đối tượng cảnh vệ. Sau 10 năm tổ chức thực hiện, nhìn chung việc triển khai Pháp lệnh Cảnh vệ đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực cảnh vệ mới là pháp lệnh nên hiệu lực thi hành thấp, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ trong tình hình hiện nay.

Vì vậy, các đại biểu cho rằng xây dựng Luật Cảnh vệ để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 là sự cần thiết, vừa bảo đảm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự của lực lượng cảnh vệ được thuận lợi, vừa bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp năm 2013.

Dự án Luật Cảnh vệ được xây dựng gồm 5 chương, 29 điều với các quy định cụ thể về: nguyên tắc công tác cảnh vệ; chính sách của Nhà nước đối với công tác cảnh vệ và lực lượng cảnh vệ; đối tượng cảnh vệ; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của đối tượng cảnh vệ; nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ…

Nhiều ý kiến nhấn mạnh việc xây dựng dự án Luật phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong những năm qua; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh vệ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo; đồng thời tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn cho công tác cảnh vệ; bảo đảm pháp luật cảnh vệ có sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Nhiều ý kiến tại phiên họp cho rằng không nhất thiết mở rộng đối tượng cảnh vệ như trong dự thảo xuất phát từ thực tiễn hoạt động cảnh vệ thời gian qua. Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định về hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ; việc giám sát đối với hoạt động của lực lượng cảnh vệ; bổ sung nội dung quy định cảnh vệ nước ngoài vào Việt Nam và cảnh vệ Việt Nam ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ; rà soát lại các biện pháp nghiệp vụ cho phù hợp với từng đối tượng cảnh vệ.

Liên quan đến việc sử dụng vũ khí, có ý kiến cho rằng việc quy định các trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ là cần thiết. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Luật Cảnh vệ cần quy định cụ thể những trường hợp nổ súng của lực lượng cảnh vệ để chủ động trong các tình huống vì yêu cầu phải bảo vệ tuyệt đối, an toàn đối tượng cảnh vệ, đồng thời tránh lạm dụng.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận vào những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến đối tượng cảnh vệ, lực lượng cảnh vệ; chế độ, chính sách đặc thù đối với lực lượng cảnh vệ; trách nhiệm, sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữa cảnh vệ của lực lượng công an và cảnh vệ của lực lượng quân đội…

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phát biểu kết thúc thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh trên cơ sở các ý kiến thảo luận của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu đều đồng tình đưa Pháp lệnh Cảnh vệ lên Luật Cảnh vệ; đồng thời làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến sự thống nhất của Luật trong hệ thống pháp luật nói chung; vấn đề khen thưởng, xử lý kỷ luật; sử dụng vũ khí; chế độ chính sách đặc thù; đối tượng cảnh vệ…

Nhấn mạnh đây là buổi thảo luận đầu tiên về dự án Luật Cảnh vệ, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp thu, tổng hợp các ý kiến phát biểu để chuẩn bị cho lần thảo luận thứ hai về Dự án Luật này./.

uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai Thủ tướng tiếp xúc cử tri Hải Phòng

Hôm nay, 3/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri, báo ...

uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 2/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Tổ đại biểu Quốc ...

uy ban thuong vu quoc hoi khoa xiv khai mac phien hop thu hai Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ

Phiên họp Chính phủ Thường kỳ Tháng 7, Phiên họp đầu tiên sau khi Kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khóa XIV bầu Thủ tướng ...

PV. (theo TTXVN)