Vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam. (Nguồn: TTXVN) |
Ông Thái Trần, Giám đốc điều hành Công ty TT Meridian, doanh nghiệp chuyên phân phối vải thiều và nông sản Việt Nam tại Anh cho biết, năm nay, công ty lần đầu tiên nhập vải u hồng nhằm tận dụng lợi thế của giống vải này là chín sớm hơn vải thiều khoảng 1 tháng để cạnh tranh với vải Mexico và Trung Quốc hiện có bán tại thị trường Anh.
Lô vải u hồng sẽ được phân phối cho các siêu thị châu Á và bản địa. Dự kiến, mỗi tuần công ty sẽ nhập từ 3-5 tấn vải sang Anh tùy theo nhu cầu tiêu thụ.
Theo ông Thái, TT Meridian nhập khẩu vải u hồng trước khi vải Mexico và Trung Quốc được thu hoạch và nhập khẩu sang Anh nhằm khai thác thị thường sớm, tạo cơ hội để vải Việt Nam với chất lượng tốt, vị ngọt và thơm, tiếp cận và chinh phục người tiêu dùng tại Anh.
Thương lái Trung Quốc đã được giải quyết các thủ tục để đến Bắc Giang thu mua vải thiều |
Tin liên quan |
Đặc biệt, sản phẩm vải u hồng phân phối tại thị trường Anh năm nay có bao bì mang hình ảnh cờ đỏ sao vàng Việt Nam nhằm giúp người tiêu dùng Anh nhận diện thương hiệu quốc gia, tạo ấn tượng trái vải là một đặc sản riêng của Việt Nam.
Ông Thái chia sẻ: "Bắt đầu từ năm nay, TT Meridian sẽ sử dụng bao bì sản phẩm Việt Nam phân phối tại Anh với hình ảnh cờ đỏ sao vàng nhằm xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt Nam như một nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn của thế giới, giúp người tiêu dùng dễ dàng và nhanh chóng nhận diện sản phẩm Việt Nam trên kệ hàng siêu thị tại Anh.
Sáng kiến nhận diện thương hiệu Việt Nam qua hình ảnh cờ đỏ sao vàng là một trong những nỗ lực của TT Meridian và các đối tác tại Việt Nam, trong đó có Hợp tác xã Chế biến Hoa quả Kim Biên (Bắc Giang), nhằm đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của thị trường cũng như thói quen và hành vi người tiêu dùng".
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng, một thách thức lớn đối với xuất khẩu vải Việt Nam sang Anh là việc bảo quản sản phẩm do đặc thù của trái vải phải tiêu thụ trong vòng 3 ngày kể từ lúc thu hoạch để đảm bảo độ tươi ngon, vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần làm chủ công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
So với sản phẩm nhập khẩu cùng loại cũng như các loại trái cây nhập khẩu khác, vải Việt Nam hiện có giá bán khá cao tại Anh (15 Bảng/kg, tương đương 435,000 VND).
Theo ông Cường, giá vải cao một phần do loại quả này phải vận chuyển bằng đường hàng không với cước phí 3-4 bảng/kg để đảm bảo độ tươi. Ông Cường cho rằng việc làm chủ công nghệ bảo quản sẽ cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu vận chuyển vải bằng đường biển, giúp giảm giá sản phẩm.
| Vải thiều Thanh Hà - Hải Dương được người tiêu dùng trên thế giới đón nhận Sáng 29/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương kết hợp cùng Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ... |
| Hải Dương 'chọn chỗ đứng' vững chắc cho đặc sản vải thiều Thanh Hà trên thị trường thế giới Năm 2022, quả vải thiều đặc sản Hải Dương sẽ tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính từ 30 – 45% so với ... |
| Để quả vải thiều được mùa được giá Những ngày này, Bắc Giang và Hải Dương đang tất bật vào vụ thu hoạch vải. Niên vụ 2022, chất lượng và năng suất của ... |
| Đưa vải thiều 'quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày' vươn ra thế giới Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cây vải sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng quả vải thiều Bắc Giang và Hải Dương ... |
| Vải thiều tươi Việt Nam 'đi máy bay' sang Australia, bán giá nửa triệu đồng/kg Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia (Bộ Công Thương), vải thiều Việt Nam đang được bán với giá 32 - 35 ... |