Lãnh đạo đảo Đài Loan Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ngày 5/4 đã gặp gỡ tại California. (Nguồn: AFP) |
Ngày 6/4, người đứng đầu lực lượng phòng thủ Đài Loan (Trung Quốc) Khâu Quốc Chính cho biết tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ đã xuất hiện cách phía Đông hòn đảo này khoảng 400 hải lý (740,8 km), trong cùng khu vực với tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc. Trước đó, ông Khâu Quốc Chính cho hay tàu chiến của Trung Quốc cách điểm cực Nam của Đài Loan khoảng 200 hải lý (370,4 km) về phía Đông để tập trận. Hiện chưa rõ liệu sự xuất hiện của tàu sân bay USS Nimitz có liên quan tới cuộc tập trận Sơn Đông của Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, ông Khâu Quốc Chính không loại trừ khả năng có liên quan.
Ngày 6/4, phát biểu về cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại bang California, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết: “Chúng tôi tiếp tục hối thúc Bắc Kinh ngừng gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan và thay vào đó tham gia vào các hoạt động ngoại giao có ý nghĩa. Chúng tôi vẫn cam kết duy trì các kênh liên lạc mở để ngăn chặn nguy cơ xảy ra bất kỳ tính toán sai lầm nào”. Thừa nhận “sự khác biệt” giữa Mỹ và Trung Quốc về đảo Đài Loan, quan chức ngoại giao này cho rằng hai cường quốc đã quản lý tốt tình hình 40 năm qua.
Về phần mình, Trung Quốc lập tức phản đối cuộc tiếp xúc giữa ông McCarthy và bà Thái. Gọi đây là “hành động thông đồng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Mao Ninh đã khẳng định: “Trung Quốc sẽ thực hiện biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”.
Trước đó, phát biểu sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh sự ổn định ở eo biển Đài Loan là điều tối quan trọng. Theo bà, không bên nào được đơn phương thay đổi hiện trạng thông qua việc đe dọa sử dụng vũ lực trong khu vực này. Quan chức EC cũng cho rằng mọi căng thẳng nên được giải quyết thông qua đối thoại.
Trong khi đó, phát biểu trước phiên họp Quốc hội ngày 6/4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tiếp tục hy vọng về “giải pháp hòa bình thông qua đối thoại” về vấn đề Đài Loan. Ông cũng nêu rõ: “Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan rất quan trọng với an ninh của Nhật Bản và sự ổn định của toàn bộ cộng đồng quốc tế”.
Trước đó, trong chặng quá cảnh tại California hôm 5/4 trên đường trở về sau khi công du Trung Mỹ, bà Thái Anh Văn đã gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy của đảng Cộng hòa. Theo đó, ông McCarthy đã trở thành quan chức Mỹ cấp cao nhất gặp một người đứng đầu Đài Loan trên đất Mỹ kể từ năm 1979.
| Trước cảnh báo của Trung Quốc, Mỹ đáp lời: Không tìm xung đột, cũng chẳng ủng hộ điều này trong vấn đề Đài Loan Ngày 7/3, Mỹ cho hay, nước này không tìm kiếm sự thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề Đài ... |
| Thêm một đồng minh ngoại giao 'nói lời cay đắng', Đài Loan (Trung Quốc) dứt khoát 'dứt tình' Sau quyết định của chính phủ Honduras, hiện 13 quốc gia chính thức công nhận Đài Loan (Trung Quốc). |
| Vấn đề Đài Loan: Lịch sử và thông lệ Ngày 27/3, ông Mã Anh Cửu trở thành cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) đầu tiên tới thăm Trung Quốc đại lục kể từ ... |
| Reuters: Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy sẽ gặp nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Thái Anh Văn Ngày 3/4, Văn phòng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy cho biết ông sẽ gặp lãnh đạo đảo Đài Loan Thái Anh Văn tại ... |
| Mỹ và EU bàn kế giảm phụ thuộc năng lượng Nga, Trung Quốc 'ngỏ ý' với Trung Đông dùng NDT để mua bán dầu thô Ngày 4/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Washington và Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc của ... |