Vấn đề hạt nhân vẫn là tranh cãi giữa các quốc gia sở hữu loại vũ khí này. (Nguồn: The Economist) |
Tại Nga, hãng thông tấn TASS đưa tin, Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Sergei Naryshkin cho hay, Moscow sẽ không bị đe dọa bởi những nỗ lực của Mỹ nhằm vung "búa tạ hạt nhân".
Tin liên quan |
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân |
Nhắc lại thí nghiệm hạt nhân dưới mức tới hạn của Mỹ hôm 14/5 tại một phòng thí nghiệm dưới lòng đất ở tiểu bang Nevada là "khá đáng lo ngại", song ông Naryshkin cho rằng, sự kiện này không phải là một cuộc thử hạt nhân toàn diện và "không vi phạm chính thức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện hoặc lệnh tạm dừng thử hạt nhân của Mỹ”.
Mặc dù vậy, quan chức tình báo Nga lưu ý, cuộc thử nghiệm này chứng minh rõ ràng cho ý định của Mỹ khi cố gắng phô trương "búa tạ hạt nhân" để đe dọa Nga, đồng thời khẳng định, điều này sẽ không hiệu quả.
Về phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ngô Khiêm hối thúc Mỹ cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân, ngừng phổ biến vật liệu và công nghệ hạt nhân, không mở rộng khả năng răn đe hạt nhân hoặc liên minh hạt nhân.
Hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời ông Ngô Khiêm cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ mở rộng kho vũ khí hạt nhân và trốn tránh trách nhiệm giải trừ vũ khí này với lý do "mối đe dọa hạt nhân từ Trung Quốc".
Theo ông, lý do này vốn không tồn tại và Trung Quốc chỉ theo đuổi chiến lược hạt nhân tự vệ cũng như duy trì lực lượng hạt nhân ở mức tối thiểu cần thiết cho an ninh quốc gia.
Đề cập hiệp ước an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS), quan chức quốc phòng Trung Quốc cho rằng, điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Người phát ngôn Ngô Khiêm nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hãy nghiêm túc lắng nghe những tiếng nói sâu sắc và có tầm nhìn xa của cộng đồng quốc tế, từ bỏ nỗi ám ảnh về Chiến tranh Lạnh và tâm lý một mất một còn, cũng như kiềm chế không đi sâu hơn vào con đường sai lầm và nguy hiểm".
Trong khi đó, về phía Mỹ, hãng tin Reuters cho hay, Washington đang thúc ép Bắc Kinh thay đổi lập trường phản đối lâu nay đối với tiến trình đàm phán về vũ khí hạt nhân.
Theo một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, Trung Quốc đã ra tín hiệu sẵn sàng bắt đầu thảo luận các nội dung xoay quanh chủ đề kiểm soát vũ khí, "nhưng sau đó họ không hẳn hướng về phía sẽ làm theo tín hiệu đó".
Quan chức này nhận định, trong năm 2024, triển vọng đàm phán đã khả thi hơn một chút so với năm 2022 song vẫn còn "chặng đường dài phía trước" để tiến tới những cuộc đối thoại nghiêm túc.
Mỹ và Trung Quốc đã nối lại tiến trình đối thoại cấp quan chức về vũ khí hạt nhân hồi tháng 11 năm ngoái, nhưng kể từ đó, các cuộc đàm phán vẫn bị đình trệ.
| Tin thế giới 28/8: Ukraine tuyên bố gắt - Nga nói bên thiệt là châu Âu, thỏa thuận Trump-Harris, các quốc đảo Thái Bình Dương quyết tự chủ an ninh Tình hình xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, ông Donald Trump đạt thỏa thuận tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris, Diễn đàn quần ... |
| Hàn Quốc hành động ứng phó vũ khí mới của Triều Tiên, một lòng tin tưởng Washington Hàn Quốc đang tiến hành nhiều hoạt động nhằm tăng cường năng lực phòng thủ, chuẩn bị cho năng lực ứng phó các mối đe ... |
| Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, tuy nhiên, trong bối cảnh rối ren hiện tại, ... |
| Tỉnh Kursk: Nga vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, 'bít cửa' đàm phán với Ukraine, CIA nói về ý định của Kiev Moscow tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán với chính quyền Ukraine sau cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga. |
| Những 'gam màu' xung đột vũ trang trong 20 năm qua Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang ... |