Vành đai và con đường - ‘Ma lực’ khó cưỡng của kinh tế Trung Quốc

Minh Anh
Ra mắt vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) được cho là đã và đang tìm cách biến khu vực Âu Á, do Trung Quốc dẫn đầu thành một khu vực kinh tế và thương mại cạnh tranh với khu vực xuyên Đại Tây Dương do Mỹ dẫn dắt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc BRF (Ảnh: Thống Nhất)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế Sáng kiến Vành đai và con đường năm 2023. (Ảnh: Thống Nhất)

Sự tham dự của đông đảo đại diện từ khắp nơi trên thế giới tới Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế Sáng kiến Vành đai và con đường (BRF) vừa kết thúc tại Bắc Kinh (18/10) đã cho thấy sức hút riêng. Đó cũng như một “thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc đang có được các đồng minh của riêng mình và thách thức trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu”, Phó Giáo sư Alfred Wu của trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) nhận xét.

Một trật tự thế giới mới?

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev ‘mở chiến dịch’ kinh tế, điểm bất ngờ khó tin, không ngại cả nợ công 100% GDP Xung đột Nga-Ukraine: Kiev ‘mở chiến dịch’ kinh tế, điểm bất ngờ khó tin, không ngại cả nợ công 100% GDP

Xét về nhiều mặt, thập kỷ đầu tiên của BRI đã thành công đáng ngạc nhiên, đã cho thấy “ma lực” không thể xem thường. Hơn 150 quốc gia đã tham gia BRI, chiếm 23% GDP toàn cầu, có 3,68 tỷ người - chiếm 47% dân số thế giới, trong đó 18/27 quốc gia là thành viên EU. Điều này đã giúp Trung Quốc trở thành “chủ nợ” lớn nhất của thế giới đang phát triển, tăng cường tầm ảnh hưởng ngoại giao và địa chính trị.

Chủ tịch Ngân hàng ECB Christine Lagarde, thời làm Giám đốc IMF từng nói rằng, các nước không nên coi nguồn tài chính được Bắc Kinh đổ vào các dự án hạ tầng là "bữa trưa miễn phí".

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận BRI đã mang lại những lợi ích cụ thể cho nhiều nước đang phát triển - nơi mà lẽ ra đường bộ và đường sắt đến bây giờ vẫn chưa được xây dựng.

Trong một thập kỷ, BRI đã phát triển nhanh chóng, cả về địa chính trị và hợp tác giữa các quốc gia. Sách trắng BRI do Trung Quốc công bố trước thềm BRF 2023, cho biết, Sáng kiến này đã thu hút sự tham gia của hơn 3/4 thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế. Khuôn khổ hợp tác sâu rộng, từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ, thậm chí cả hàng hải và hàng không.

Tuy nhiên, quy mô đầu tư trong khuôn khổ dự án BRI đã bắt đầu giảm, nhất là ở châu Phi, cả về số lượng và quy mô các khoản vay. Theo Trung tâm Chính sách phát triển toàn cầu, Đại học Boston, trong khoảng thời gian trước dịch Covid-19 từ năm 2017-2019 và giai đoạn hậu đại dịch từ năm 2020-2022, quy mô các khoản vay giảm bình quân 37%, từ 213,03 triệu USD xuống mức 135,15 triệu USD. Hoạt động tổng thể của Trung Quốc tại các quốc gia tham gia BRI giảm khoảng 40% so với mức đỉnh năm 2018.

Tiến độ của BRI đang chậm lại. Nhiều khoản vay trong những năm đầu của chương trình do không được đánh giá chặt chẽ, đã trở thành nợ khó đòi, buộc Bắc Kinh phải thay đổi cách tiếp cận và thận trọng hơn.

Trong khi đó, hệ quả từ cách Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 bằng cách “đóng chặt cửa” với thế giới, các vụ bê bối liên quan đến các dự án BRI… đã phần nào khiến vị thế của Bắc Kinh lung lay.

Ngoài ra, từ “phía bên kia”, một số quốc gia cũng tỏ ra cảnh giác hơn trong việc thân thiện với Trung Quốc, khi sự cạnh tranh toàn cầu của nước này với Mỹ ngày càng “nóng”. EU đã thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Đầu năm 2023, Italy - thành viên G7 duy nhất tham gia BRI, đã tuyên bố ý định rút lui.

Ngoài ra, nếu vào thập kỷ trước, các nước phương Tây đã chậm nhận ra tầm quan trọng của BRI, thì giờ đây họ đang nỗ lực giành lại cơ hội để cung cấp các lựa chọn thay thế. Kế hoạch xây dựng hành lang giao thông nối Ấn Độ với Trung Đông và châu Âu đã được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng trước ở Delhi. Mỹ cũng hứa hẹn tăng cường cho các nước đang phát triển vay vốn thông qua WB.

Bước tiến của BRI có thể đang bị cản lại, nhưng nó đã thay đổi hướng đi của thế giới. Và trong tình hình mới, Bắc Kinh vẫn đang cố gắng điều tiết các mục tiêu của mình.

Vượt qua tư duy cũ, tạo mô hình hợp tác quốc tế mới

BRI được đánh giá là chính sách đối ngoại đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhằm liên kết các nền kinh tế bằng một mạng lưới giao thông và thương mại toàn cầu, trong đó Trung Quốc đóng vai trò trung tâm, Bắc Kinh đã tài trợ hàng tỷ USD đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại khổng lồ, nơi BRI đi qua, gồm đường bộ, đường sắt và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trên khắp Á-Âu và châu Phi.

Bất chấp những lời chỉ trích rằng kể từ khi ra đời, BRI đã khiến một số quốc gia phải chịu những khoản nợ lớn, tại Diễn đàn ở Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi sáng kiến này như một thành công về chính sách đối ngoại và là một mô hình phát triển bền vững có thể đối trọng với phương Tây.

Việc đông đảo các nhà lãnh đạo Nam Bán cầu tới dự diễn đàn lần này để thể hiện sự ủng hộ đối với BRI và kiểm tra khả năng của Bắc Kinh đối với các thỏa thuận mới đã trở thành bằng chứng để Trung Quốc đáp trả những chỉ trích.

Trên thực tế, BRI đã cung cấp nguồn vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và nỗ lực tạo ra các tiêu chuẩn chung trong hệ thống giao thông, thủ tục hải quan, công nghệ thông tin và nhiều vấn đề khác. BRI cũng nhắm đến việc thúc đẩy toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ, xây dựng một hệ thống hoán đổi tiền tệ để bổ sung hoặc thay thế các khoản vay khẩn cấp của IMF, cũng như thành lập các thể chế tự do hóa thương mại và đầu tư khác.

Bắc Kinh tuyên bố, BRI đã tạo ra 420.000 việc làm và giúp 40 triệu người trên khắp thế giới thoát nghèo.

Vậy, Sáng kiến BRI có thực sự thúc đẩy sự phát triển quốc tế hay là áp đặt một mối ràng buộc nào đó theo cách mà Bắc Kinh có thể chi phối? Đó sẽ còn là tranh cãi lâu dài giữa các bên.

Trang eurasiareview.com phân tích, “bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Bắc Kinh hy vọng sẽ tạo ra thị trường mới cho các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như các công ty đường sắt cao tốc và xuất khẩu một phần công suất dư thừa khổng lồ của đất nước về xi măng, thép và các kim loại khác.

Bằng cách đầu tư vào các quốc gia đầy biến động ở Trung Á, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách tạo ra một khu vực lân cận ổn định hơn cho các khu vực phía Tây bất ổn.

Và bằng cách tạo ra nhiều dự án của Trung Quốc hơn trong khu vực, nhằm mục đích củng cố tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong “Vành đai và con đường” mà họ đang thiết kế".

Trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc Li Kexin, khẳng định, BRI đã “vượt qua tư duy cũ về trò chơi địa chính trị và tạo ra một mô hình hợp tác quốc tế mới”. Theo đó, Bắc Kinh đã đưa ra một cách tiếp cận mới không nhằm mục đích “thống trị sự phát triển kinh tế thế giới, kiểm soát các quy tắc kinh tế…”.

Chuyên gia cấp cao Raffaello Pantucci của trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc không chỉ thành công khi sử dụng Diễn đàn BRI để đáp lại những chỉ trích; đồng thời đã rất khéo léo khi đưa BRI vào “tầm nhìn chính sách đối ngoại mới trong trật tự toàn cầu, trong đó Trung Quốc là trung tâm; khi đó, BRI luôn là một khái niệm có các mục tiêu rất linh hoạt… Vì vậy, Bắc Kinh có thể điều chỉnh các mục tiêu và xác định lại thành công sẽ như thế nào”.

Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường BRI: Lịch sử, điểm nhấn và lộ trình

Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường BRI: Lịch sử, điểm nhấn và lộ trình

Công cuộc cải cách mở cửa theo định hướng “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” từ năm 1978 đem lại những thành tựu ...

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev ‘mở chiến dịch’ kinh tế, điểm bất ngờ khó tin, không ngại cả nợ công 100% GDP

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev ‘mở chiến dịch’ kinh tế, điểm bất ngờ khó tin, không ngại cả nợ công 100% GDP

Tăng trưởng GDP tháng 9/2023 so với tháng 9 năm ngoái của Ukraine - quốc gia đang chìm trong cuộc xung đột quân sự với ...

Taliban dự BRF, muốn tham gia sâu hơn vào Sáng kiến Vành đai và con đường

Taliban dự BRF, muốn tham gia sâu hơn vào Sáng kiến Vành đai và con đường

Quyền Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Afghanistan Haji Nooruddin Azizi ngày 19/10 cho biết Taliban muốn chính thức gia nhập Sáng kiến Vành ...

Giá vàng hôm nay 25/10/2023: Giá vàng giảm sốc, nên 'tranh thủ chốt lời', lại sắp có diễn biến bất ngờ khác?

Giá vàng hôm nay 25/10/2023: Giá vàng giảm sốc, nên 'tranh thủ chốt lời', lại sắp có diễn biến bất ngờ khác?

Giá vàng hôm nay 25/10/2023 tiếp tục rơi mạnh từ đỉnh 2.000 USD/ounce đạt được từ phiên cuối tuần trước, trong khi các nhà giao ...

Giá cà phê hôm nay 25/10/2023: Giá cà phê robusta 'quay xe', nguồn cung khan hiếm, Italy tăng nhập từ Việt Nam

Giá cà phê hôm nay 25/10/2023: Giá cà phê robusta 'quay xe', nguồn cung khan hiếm, Italy tăng nhập từ Việt Nam

Giá cà phê arabica tiếp đà tăng tốt trong khi cà phê robusta quay đầu giảm. "Cú quay xe" của robusta được dự báo trước ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ thăm và làm việc về công tác đối ngoại tại tỉnh ...
Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong 3 năm tới

Samsung có kế hoạch đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong 3 năm tới

Samsung đầu tư mạnh mẽ trong 3 năm tới để nhà máy tại Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất của tập đoàn trên ...
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 3/7/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 3/7/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 3/7/2024.
Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Tỉnh Thái Bình long trọng kỷ niệm 70 năm giải phóng thị xã

Hòa Bình Events Group (HBG) tự hào đồng hành cùng sự kiện này, ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ và đảm bảo sự thành công rực rỡ cho toàn ...
Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary bất ngờ thăm Kiev sau gần 2,5 năm xung đột ở Ukraine, nhắc nhở châu Âu nên tự hỏi 'vị trí của mình'

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tới Ukraine vào sáng 2/7, chuyến thăm đầu tiên của ông đến Kiev kể từ khi xung đột quân sự nổ ra năm 2022.
Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Saudi Arabia phát hiện nhiều mỏ dầu và khí đốt mới

Ngày 1/7, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thông báo, nước này đã phát hiện 7 mỏ dầu và khí đốt.
Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc phục hồi ấn tượng

Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc phục hồi ấn tượng

Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ.
Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt

Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt

Giá cà phê hôm nay 2/7/2024: Giá cà phê theo kịch bản khác, một quốc gia châu Á không phải Việt Nam hưởng lợi nhờ nguồn cung robusta thiếu hụt...
FTA - 'đôi cánh' cho doanh nghiệp Quảng Ninh bay xa

FTA - 'đôi cánh' cho doanh nghiệp Quảng Ninh bay xa

Quảng Ninh đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến thực thi và khai thác hiệu quả các FTA để hỗ trợ doanh nghiệp.
Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Lo ngại xung đột Trung Đông leo thang, giá dầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Lo ngại xung đột Trung Đông leo thang, giá dầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 2/7, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7, giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong 2 tháng qua.
Giá heo hơi hôm nay 2/7: Dự báo khó giảm mạnh vào tháng 7 và đầu tháng 8

Giá heo hơi hôm nay 2/7: Dự báo khó giảm mạnh vào tháng 7 và đầu tháng 8

Giá heo hơi hôm nay chủ yếu giảm ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/7/2024, nhiều đại lý có động lực lớn để găm giữ hàng, thị trường vượt kỳ vọng của người trồng

Giá tiêu hôm nay 2/7/2024, nhiều đại lý có động lực lớn để găm giữ hàng, thị trường vượt kỳ vọng của người trồng

Giá tiêu hôm nay 2/7/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 153.000 - 157.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất, đề xuất giảm giá thành nhà ở xã hội, 5 trường hợp không được cấp sổ đỏ

Chính phủ rà soát dự thảo quy định tiền sử dụng đất; HoREA đề xuất giải pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Bất động sản mới nhất: Bảng hàng chung cư sơ cấp tại Hà Nội hết sạch sau mỗi lần mở bán, 4 phương pháp định giá đất

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án; giá chung cư Hà Nội tăng vọt; 4 phương pháp định giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về 4 dự thảo nghị định liên quan đến đất đai

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu Cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến liên quan.
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phụng Hiệp, Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phụng Hiệp, huyện Thường Tín có tổng mức đầu tư tới 2.938 tỷ đồng.
Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Bất động sản mới nhất: Chỉ số nhà tại Hà Nội và TP.HCM đối lập, nhiều dự án lớn ‘đổ bộ’ Thanh Hóa, quy định đổi sổ đỏ ghi sai vị trí đất

Chỉ số nhà ở tại Hà Nội tăng 8 điểm phần trăm, đề xuất phải công bố xếp hạng chung cư trước khi mở bán… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Bất động sản mới nhất: Rà soát dự thảo nghị định quy định giá đất, đất nền Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá, thêm dự án hàng hiệu ở Đà Nẵng

Chính phủ họp rà soát dự thảo Nghị định quy định về giá đất, đất nền ven Hà Nội tấp nập lên sàn đấu giá… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7: USD tăng lên mức cao mới trong 38 năm so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/7 ghi nhận USD giảm so với các loại tiền tệ khác, song đã tăng lên mức cao mới so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6: Yen Nhật bật tăng từ đáy 38 năm, USD giảm nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/6 ghi nhận USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ do bị áp lực bởi dữ liệu kinh tế ảm đạm ở ...
ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

ADB: Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam phục hồi, tăng trưởng 7,7%

Theo ADB, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6: USD bật tăng, Yen Nhật bị bán tháo

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/6 ghi nhận đồng USD tăng nhờ những bình luận 'diều hâu' từ các quan chức Fed.
MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

MB nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 18/6/2024, Tạp chí Fortune (Mỹ) chính thức công bố bảng xếp hạng (BXH) FORTUNE Southeast Asia 500, trong đó vinh danh MB là một trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á.
MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

MB dự kiến hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%

Đây là một phần nội dung phỏng vấn với Ông Phan Như Anh - CEO của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tại Hội nghị ngành ngân hàng - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ...
Phiên bản di động