TIN LIÊN QUAN | |
Nga không cắt giảm sản lượng dầu mỏ như OPEC | |
OPEC và thỏa thuận "lịch sử" |
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani ngày 3/10, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã tái khẳng định sự đồng thuận đạt được trong cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại Algeria vừa qua, đồng thời nhấn mạnh cam kết phối hợp hành động với các đồng minh khác như Nga và một số nước ngoài OPEC.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. (Nguồn: El Nuevo Herald) |
Trước đó, ngày 28/9 vừa qua, 14 quốc gia thành viên OPEC đã nhất trí giảm sản lượng dầu khai thác xuống mức 32,5 đến 33 triệu thùng dầu/ngày nhằm đưa giá dầu thoát khỏi mức sụt giảm nặng nề nhất trong 45 năm qua. OPEC sở hữu 78% trữ lượng dầu khí đã kiểm chứng và 40% lượng dầu giao dịch trên thế giới. Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ sau khi giá dầu lao dốc trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng mạnh (gần 6%) sau thông báo này, tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, thỏa thuận lịch sử cắt giảm sản lượng dầu thô của OPEC sẽ chỉ có tác động hạn chế, chưa đủ để vực dậy giá dầu. Việc cắt giảm sản lượng lịch sử của OPEC sẽ giúp lượng dầu trong kho bắt đầu giảm vào đầu năm tới, xuống còn khoảng 2,9 tỷ thùng vào cuối năm.
Nhiều người cho rằng kế hoạch này tuy không khiến giá dầu tăng vọt, song có thể sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn mức 52 USD/thùng, thậm chí cao hơn nữa. Nếu không có gì thay đổi, kế hoạch cắt của OPEC có thể sẽ đưa kho dự trữ dầu trở lại ngưỡng đầu năm 2015.
OPEC nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ Ngày 28/9, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ nhằm giúp nâng giá dầu, vốn ... |
OPEC hướng tới thông điệp tích cực và thuyết phục Đó là phát biểu của Chủ tịch OPEC Mohamed Salah Assada trong cuộc họp không chính thức của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu ... |
Cuộc chiến dầu mỏ: Ai chịu đóng băng? Iran và Saudi Arabia có thể một lần nữa lại phá giá thị trường dầu mỏ, vốn đang hết sức bấp bênh. |