Việc cắt giảm các giao dịch mang tính đầu cơ như trên được xem là nguyên nhân chính dẫn đến đợt lao đốc lần này của thị trường chứng khoán Nhật Bản. (Nguồn: CDN) |
Cụ thể, chỉ số Topix giảm mạnh 13% trong phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số này hiện thấp hơn gần 25% so với mức đỉnh đạt được chỉ cách đây một tháng.
Chỉ số Nikkei đóng cửa phiên này giảm 12,4% xuống 31.458,42 điểm. Tính theo phần trăm, đây là mức giảm lớn thứ hai kể từ vụ sụp đổ “Thứ Hai den tối” vào tháng 10/1987, khi chỉ số này mất 3.836,48 điểm, tương đương 14,9%.
Trong khi đó, đồng Yen đang phục hồi mạnh, tăng 12% so với thời điểm chưa đến một tháng trước, khi đồng tiền này ở mức thấp nhất trong 37 năm.
Tin liên quan |
'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng |
Những xáo trộn này trên thị trường phản ánh những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Trong 18 tháng qua, đồng Yen giảm mạnh khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) “án binh”.
Khi đó, hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade), tức các nhà đầu tư vay vốn rẻ bằng đồng Yen để thực hiện các khoản đầu tư sinh lợi cao hơn bằng đồng USD hoặc Euro, phát triển mạnh mẽ, khiến đồng Yen suy yếu hơn nữa.
Đồng Yen yếu đã thúc đẩy lợi nhuận ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, khối ngoại đã mua ròng 9.000 tỷ Yen (60 tỷ USD) cổ phiếu Nhật Bản.
Nhưng giờ đây, mọi thứ đang đảo ngược. BoJ đã thực hiện những bước nhỏ để thắt chặt chính sách. Ngày 31/7, ngân hàng này đã nâng lãi suất từ khoảng 0,1% lên khoảng 0,25%. Ngược lại, Fed được dự đoán sẽ sớm bắt đầu hạ lãi suất.
Những dự đoán này tăng lên vào ngày 2/8, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này chỉ tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng Bảy, thấp hơn mức dự đoán 175.000 việc làm của giới đầu tư.
Đồng Yen đã mạnh lên mức 141 Yen đổi 1 USD, mức mạnh nhất trong bảy tháng qua. Trước đó, đồng tiền này đã tăng giá từ mức 148 Yen đổi 1 USD lên mức 146 Yen đổi 1 USD trong phiên giao dịch 2/8 tại New York, sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng Bảy “yếu” hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái.
Đồng Yen tăng vọt đã thúc đẩy sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Trước đó, các công ty xuất khẩu Nhật Bản là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ sự suy yếu của đồng Yen vì họ tạo ra phần lớn doanh thu ở nước ngoài nhưng báo cáo thu nhập bằng đồng Yen.
Giờ đây, các công ty này lại rơi vào tình cảnh khó khăn. Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch ký quỹ, tức các giao dịch được thực hiện bằng tiền đi vay – đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2006 trước khi xảy ra đợt bán tháo nói trên. Những khoản đầu tư bằng đòn bẩy tài chính này hiện đang được cắt giảm nhanh chóng.
Đó là lý do tại sao những cổ phiếu trước đó được yêu thích lại đang chịu những mức giảm lớn nhất.
Giá cổ phiếu của Tokyo Electron, một nhà cung cấp thiết bị bán dẫn quan trọng, đã giảm 18% trong phiên 5/8.
Cổ phiếu các ngân hàng lớn của Nhật Bản đều lao dốc, trong đó Mizuho Financial Group giảm 19,7%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 17,8%, Resona Holdings giảm 19,5% và Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 15,5%. Các ngân hàng khu vực cũng không ngoại lệ, khi cổ phiếu Chiba Bank giảm 23,7% và Fukuoka Financial Group giảm 17,9%, trong khi “gã khổng lồ” môi giới Nomura Holdings giảm 18,6%.
Hiện tại, việc cắt giảm các giao dịch mang tính đầu cơ như trên được xem là nguyên nhân chính dẫn đến đợt lao đốc lần này của thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Gần như không chuyên gia nào cho rằng các công ty Nhật Bản đang gặp khó khăn nghiêm trọng, hay lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính của nước này.
Đồng quan điểm, chiến lược gia kỳ cựu tại công ty chứng khoán Nomura Securities - ông Naka Matsuzawa nhận định: "Các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu Nhật Bản, do lo ngại Mỹ có thể đang tiến đến suy thoái, mà không hẳn do những lý do cụ thể của Nhật Bản".
| Việt Nam và Philippines sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á Đông Nam Á có thể sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP và FDI của Trung Quốc trong thập niên tới |
| Tái thiết Ukraine: Đại dự án lớn nhất thế kỷ 21 ở châu Âu, Mỹ kỳ vọng như Kế hoạch Marshall Đại diện đặc biệt của Mỹ về Phục hồi kinh tế Ukraine Penny Pritzker, ngày 31/7 đã vạch ra một kế hoạch tái thiết gồm ... |
| Một quốc gia Đông Âu đang tìm cách vào BRICS ngay trong năm nay Belarus là quốc gia Đông Âu đang tìm cách tham gia Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) vào năm 2024. Tổng thống Belarus ... |
| Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024: Cải cách chính sách tiền lương về cơ bản không làm tăng giá Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, nhìn chung kết ... |
| 'Ngày thứ Hai đen tối' của thị trường chứng khoán toàn cầu, áp lực giảm lãi suất tăng cao, nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu gia tăng vào ngày 5/8, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 900 điểm ngay ... |