Nhỏ Bình thường Lớn

Vì một nền công nghiệp Việt Nam lớn mạnh

Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển đòi hỏi nhiều yếu tố không chỉ là công nghệ, còn cần kiến thức và cơ hội kết nối mạng lưới nhằm đạt được năng suất tối ưu.

Ngày 8/10/2015, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) đã diễn ra Lễ khai mạc chuỗi triển lãm mang tên Metalex VietNam 2015 với 4 triển lãm lớn “Triển lãm Liên minh các Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ 2015”, “METALEX Vietnam 2015 (MXV)”, “Electronics Assembly 2015 (EA)”, và “Triển lãm Sản phẩm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam 2015 (ICSV)”. Tham dự sự kiện có ông Nakajima Satoshi - Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Tp. Hồ Chí Minh, bà Somrudee Poopornanake - Phó Tổng Lãnh sự Hoàng gia Thái Lan tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại & Đầu tư (ITPC), ông Hirotaka Yasuzumi, Trưởng đại diện JETRO Tp. HCM và ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc điều hành kiêm Tổng Giám đốc công ty Reed Tradex tại Việt Nam.

Robot YuMi, thuộc Công ty Chế tạo Robot ABB.


Những năm gần đây, luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá lớn. Theo Cục Thống kê TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2015, đã có 397 dự án có vốn nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn Tp. HCM với tổng vốn đăng ký đạt 2.362,8 triệu USD, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo quy mô vốn đầu tư, có 15 dự án từ 10 triệu USD đến 100 triệu USD với tổng vốn là 554,5 triệu USD, 3 dự án từ 100 triệu USD trở lên với tổng vốn là 1.610 triệu USD. Các lĩnh vực chủ yếu thu hút đầu tư là bất động sản, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp… Xu hướng chuyển dần công nghệ và nhà máy vào Việt Nam của các nhà sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… sẽ kéo theo nhu cầu cao về linh kiện tại chỗ của các nhà sản xuất. Đây là dịp để các doanh nghiệp nội địa nắm bắt cơ hội và trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn.

Chuỗi triển lãm có sự tham dự của hơn 500 thương hiệu ngành công nghiệp đến từ 25 nước có nền công nghiệp phát triển với 7 khu gian hàng qui mô cấp quốc gia. Triển lãm cung cấp thiết bị công nghệ tiên tiến, các giải pháp xử lý công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại… thuộc lĩnh vực công nghệ hỗ trợ, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất và hiệu suất cao nhất. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa ITPC Tp. HCM và JETRO trong nhiều năm qua.

Đặc biệt tại triển lãm lần này có buổi trình diễn của Robot YuMi, thuộc Công ty Chế tạo Robot ABB. Robot YuMi có dáng vóc giống con người với hai cánh tay được làm từ vật liệu Magie (Mg), mỗi bên tay có thể gập lại theo 7 trục cho phép robot thao tác mềm dẽo như cánh tay người mà không chiếm nhiều không gian. Đây là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng phối hợp làm việc với con người một cách an toàn trong những thao tác phức tạp như lắp ráp các bộ phận, linh kiện siêu nhỏ đòi hỏi sự chính xác cao hoàn toàn tự động. Đặc biệt là Robot có thể tự lắp ráp từ một chiếc đồng hồ đeo tay đến các thành phần trong một máy tính bảng, một điện thoại di động... hay khả năng sỏ một sợi chỉ qua một lỗ kim. Thao tác của Robot YuMi giúp khách tham quan nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của cơ khí chính xác.

Để hỗ trợ các DN tham dự triển lãm và khách tham quan, Metalex VietNam 2015 còn có nhiều hoạt động phụ trợ khác như Diễn đàn công nghệ hỗ trợ Việt Nam, Lớp kỹ sư nâng cao, Dịch vụ kết nối doanh nghiệp, Trận chiến các con quay chính xác Koma Taisen… Các sự kiện này sẽ giúp khách tham quan và DN mở rộng tầm nhìn, nâng cao kiến thức cho đội ngủ nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Các công ty Việt Nam còn có dịp gặp gỡ các khách hàng mới, khám phá ra những công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm đạt chuẩn hoặc nâng cao hiệu quả và năng suất trong quá trình sản xuất. Triển lãm còn giúp các DN trong và ngoài nước tìm kiếm các đối tác đáng tin cậy, giàu tiềm năng.

Ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc điều hành kiêm Tổng Giám đốc công ty Reed Tradex tại Việt Nam:

Việt Nam đang là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu Đông Nam Á về phụ tùng ô tô, kinh kiện xe máy, thép gia công… Song phần lớn nguyên liệu, linh kiện phụ tùng cho các DN lĩnh vực trên, cả các DN trong các KCX-KCN Tp. HCM, các DN FDI đang đầu tư tại Việt Nam đều nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế, triển lãm sẽ giúp các DN trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phát triển đáp ứng các yêu cầu sản xuất các nguyên liệu, linh kiện phụ tùng trên.

Ông Taveesak Srisuntishk, Giám đốc điều hành Công ty Hexagon Metrology (Thái Lan)

Tại Metalex Viet Nam 2015, lượng khách hàng đến tham quan gian hàng của công ty tăng nhiều hơn so các năm trước. Khách tham quan đã dừng lại khá lâu ở gian hàng để tham khảo, tìm hiểu sản phẩm trưng bày cũng như đề nghị được xem cách thức vận hành các thiết bị, công nghệ.

Ông Hirotaka Yasuzumi, Trưởng Đại diện JETRO TP HCM

Với mục tiêu nâng cao tỷ lệ cung ứng nội địa tại Việt Nam của các DN Nhật đang đầu tư vào Việt Nam và phát triển ngành công nghệ hỗ trợ của Việt Nam, cũng như các năm trước, triển lãm năm nay có sự tham gia của 88 DN Nhật, tập trung vào 5 lĩnh vực là khuôn mẫu, dập, đúc, gia công cơ khí, gia công kim loại, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt… Bên cạnh việc tìm các sản phẩm thích hợp, các DN này còn muốn tìm cơ hội liên kiết với DN Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC

Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Bộ Công thương phê duyệt, Việt Nam tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc 3 lĩnh vực chủ yếu bao gồm: (1) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại, nhựa - cao su, điện - điện tử, (2) Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày và (3) Công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao. Triển lãm MetalexVietNam 2015 sẽ giúp nâng cao năng lực cho các DN lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nội địa này.


Nguyễn Hùng

Tin cũ hơn

Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse? Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse?
Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của vùng Bắc Australia Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của vùng Bắc Australia
Giá vàng hôm nay 21/5/2024: Giá vàng SJC tăng mạnh, khoảng cách mua-bán lớn, thế giới lạc quan, giá quý kim xô đổ mọi kỷ lục Giá vàng hôm nay 21/5/2024: Giá vàng SJC tăng mạnh, khoảng cách mua-bán lớn, thế giới lạc quan, giá quý kim xô đổ mọi kỷ lục
Giá tiêu hôm nay 21/5/2024, giá cao kỷ lục nhiều năm có thể kích thích ‘bung hàng’, thị trường đạt ‘bão hòa’, khả năng điều chỉnh Giá tiêu hôm nay 21/5/2024, giá cao kỷ lục nhiều năm có thể kích thích ‘bung hàng’, thị trường đạt ‘bão hòa’, khả năng điều chỉnh
Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow? Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow?
Nhà giàu Mỹ bớt 'vung tiền', động lực của nền kinh tế chậm lại Nhà giàu Mỹ bớt 'vung tiền', động lực của nền kinh tế chậm lại
Gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh nhờ EVFTA, ‘cơ hội vàng’ chinh phục thị trường cao cấp Gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng mạnh nhờ EVFTA, ‘cơ hội vàng’ chinh phục thị trường cao cấp
Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ
Bắc Ninh thúc đẩy hợp tác và xúc tiến đầu tư tại thị trường Trung Quốc Bắc Ninh thúc đẩy hợp tác và xúc tiến đầu tư tại thị trường Trung Quốc
Giá cà phê hôm nay 20/5/2024: Giá cà phê vào đà tăng mạnh, thị trường có thể tiếp tục duy trì ở mức cao? Giá cà phê hôm nay 20/5/2024: Giá cà phê vào đà tăng mạnh, thị trường có thể tiếp tục duy trì ở mức cao?
Giá cà phê hôm nay 19/5/2024: Giá cà phê trong nước trở lại đà tăng mạnh, giới đầu cơ vẫn 'cố thủ' mua vào vì lý do này Giá cà phê hôm nay 19/5/2024: Giá cà phê trong nước trở lại đà tăng mạnh, giới đầu cơ vẫn 'cố thủ' mua vào vì lý do này
Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'?