Nhỏ Bình thường Lớn

Vì Nga, Mỹ khiến nhiều nước 'quay xe' với USD, Trung Quốc đã thấy cơ hội khả thi

Các nhà kinh tế gọi USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu - danh hiệu mang lại một số đặc quyền khá quan trọng cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng đồng USD có thể bị đánh bật khỏi vị trí hàng đầu không?
2027-1-vijix0hqyzyvcek7cpbaiw
Thời gian qua, phi USD hóa được giới tài chính nhắc đến nhiều hơn. (Nguồn: Medium)

Có những đối thủ đang thách thức sự thống trị của đồng USD và lịch sử cho thấy rằng, các quốc gia có đồng tiền thống trị toàn cầu có thể tụt khỏi vị trí dẫn đầu đó khá nhanh... thậm chí chỉ trong vài ngày.

Lợi thế quan trọng

Trước đây, đồng USD từng chưa có may mắn nằm tại vị trí dẫn đầu. Khoảng 80 năm trước, Bảng Anh mới được xem là tiền tệ quốc tế. Đây là danh hiệu mà đồng tiền này đã nắm giữ trong nhiều thập niên.

Sự tăng giá của đồng USD xảy ra khá đột ngột tại Hội nghị tiền tệ quốc tế Bretton Woods năm 1944.

Tin liên quan
Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình 'tiếp tay'?

Bretton Woods là nơi tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới vào cuối Thế chiến II. Họ đã cùng nhau cố gắng thiết lập một hệ thống thương mại và tài chính quốc tế, giúp gắn kết thế giới lại với nhau.

Mọi người đều đồng ý rằng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, cần phải có một đồng tiền chung, tiêu chuẩn mà mọi người có thể sử dụng.

Vào thời điểm diễn ra hội nghị, nền kinh tế Anh đang trong tình trạng hỗn loạn. Vì vậy, Bảng Anh không phải là đồng tiền mà mọi người trông đợi.

Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã khá mạnh. Đất nước này có nhiều vàng dự trữ. Tận dụng những lợi thế này, đồng USD của Mỹ trở thành tiền tệ chính thức trong thương mại và đầu tư toàn cầu.

Về cơ bản, USD là trung tâm của hầu hết các hoạt động kinh doanh trên thế giới. Ví dụ, nếu bạn là nhà thiết kế quần áo ở Chile và bạn đặt hàng bông từ Ai Cập cho một số áo sơ mi mà bạn định sản xuất, bạn sẽ thanh toán cho loại bông đó bằng đồng USD chứ không phải Peso hay EGP.

Vị thế của đồng USD đã giúp Mỹ có lợi thế về nhiều mặt. Đơn cử như các doanh nghiệp trong nước có lợi thế "sân nhà" (tiền tệ) khi kinh doanh ở nước ngoài.

Tuy nhiên, sự thay đổi tại Hội nghị tiền tệ quốc tế Bretton Woods năm 1944 đã chứng minh, vị trí hàng đầu có thể tuột mất khá nhanh.

Nhà kinh tế học Michael Boskin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho biết: “Mỹ có một lợi thế quan trọng nhưng có thể bị tước đi từ từ nếu chúng ta không cẩn thận".

USD có giữ được ngôi vị?

Thời gian qua, phi USD hóa được giới tài chính nhắc đến nhiều hơn.

Đầu năm nay, Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Brazil đã bắt đầu thực hiện giao dịch bằng các loại tiền tệ khác: Nhân dân tệ và Ruble. Đây là một thách thức rất trực tiếp đối với vị trí trung tâm của đồng bạc xanh.

Nhà kinh tế Benn Steil: "Các biện pháp trừng phạt giống như kê đơn quá mức một loại kháng sinh hiệu quả. Tác động của các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ đối với Nga đã khiến nhiều quốc gia 'quay xe', tìm kiếm các tiền tệ khác".

Trung Quốc từ lâu đã cố gắng để đồng nội tệ thay thế USD. Hiện tại, Nhân dân tệ đang có đà phát triển.

Trần nợ công ở Mỹ là một trong những lý do có thể khiến đồng tiền của Trung Quốc phát triển. Giữ vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu có nghĩa là đồng USD phải đáng tin cậy. "Thảm kịch" về trần nợ gần đây đã khiến Mỹ và USD lâm vào thế rủi ro và bất ổn.

Ông Benn Steil, một nhà kinh tế của Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ nhận định, trần nợ không phải là trọng tâm của vấn đề phi USD hóa.

Theo nhà kinh tế này, vấn đề thực sự là chính phủ Mỹ ngày càng sử dụng đồng USD như một công cụ để trừng phạt tài chính. Các lệnh trừng phạt tài chính với Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt đã khiến nhiều quốc gia đặt câu hỏi có nên quá phụ thuộc vào USD?

Ông ví von: "Các biện pháp trừng phạt giống như kê đơn quá mức một loại kháng sinh hiệu quả. Tác động của các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ đối với Nga khiến nhiều quốc gia 'quay xe', tìm kiếm các tiền tệ khác".

Nhà kinh tế Benn Steil cho biết thêm, dù Nhân dân tệ hay Ruble không hiệu quả bằng USD nhưng điều này có có thể dẫn đến một sự phân mảnh lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Nhận định thêm về vấn đề phi USD hóa, nhà kinh tế học Michael Boskin cho biết, hiện tại, đồng bạc xanh có rất nhiều động lực và không có nguy cơ mất vị trí hàng đầu ngay lập tức. Tuy nhiên, động lượng có thể thay đổi nhanh chóng.

Với một nền kinh tế toàn cầu quá nhiều bất ổn, Trung Quốc và các nước khác đã bắt đầu nhìn thấy cơ hội khả thi để giành lấy vị trí hàng đầu của USD. Trong tương lai, việc đồng tiền này có bị soán ngôi hay không vẫn là một câu hỏi còn đề ngỏ.

Kinh tế Eurozone suy thoái, vì sao?

Kinh tế Eurozone suy thoái, vì sao?

Hai quý suy giảm liên tiếp đã đẩy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) rơi vào suy thoái kỹ thuật.

'Nằm yên' hoặc 'chạy trốn', thanh niên Trung Quốc đau đầu đối mặt với thất nghiệp

'Nằm yên' hoặc 'chạy trốn', thanh niên Trung Quốc đau đầu đối mặt với thất nghiệp

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc cao kỷ lục. Nhiều thanh niên hiện nay đang cân nhắc giữa việc “nằm yên” - ...

Bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, đồng NDT còn xa mới đủ sức 'soán ngôi' đồng USD

Bất chấp nỗ lực của Bắc Kinh, đồng NDT còn xa mới đủ sức 'soán ngôi' đồng USD

Nhiều năm qua, Bắc Kinh không ngừng nỗ lực thu hút thêm nhiều quốc gia sử dụng đồng nội tệ và đạt được những bước ...

Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình 'tiếp tay'?

Nắm kỷ lục không mấy dễ chịu, kinh tế Nga vẫn đi lên, châu Á vô tình 'tiếp tay'?

37 quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch ...

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

“Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết! là cách mà các cán bộ thuộc ...

(theo npr.org)

Tin cũ hơn

BRICS họp thượng đỉnh, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính chuyện đường dài BRICS họp thượng đỉnh, Nga gặp lại bạn cũ ý hợp tâm đầu, cùng tính chuyện đường dài
Mỹ khó 'làm căng' với dầu Nga, giá đã vượt mức 60 USD/thùng, Moscow vẫn rủng rỉnh nhờ mặt hàng chiến lược Mỹ khó 'làm căng' với dầu Nga, giá đã vượt mức 60 USD/thùng, Moscow vẫn rủng rỉnh nhờ mặt hàng chiến lược
Không có khí đốt Nga qua Ukraine, EU khẳng định 'sống tốt', cảnh báo doanh nghiệp một vấn đề nguy hiểm Không có khí đốt Nga qua Ukraine, EU khẳng định 'sống tốt', cảnh báo doanh nghiệp một vấn đề nguy hiểm
Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng tiếp tục tăng 'kịch trần' hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh? Giá vàng hôm nay 18/10/2024: Giá vàng tiếp tục tăng 'kịch trần' hay đang bong bóng, sắp xảy ra một đợt điều chỉnh mạnh?
Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện? Bầu cử Mỹ: ‘Cú quay xe’ bất ngờ của tỷ phú Elon Musk, có thể xoay chuyển cục diện?
Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/10): Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/10): Phương Tây không thể tịch thu tài sản Nga, EU khởi động kết nạp quốc gia Balkan, Hàn Quốc hy vọng vượt Nhật
Lý do người Ấn Độ vung tiền mua bất động sản lớn và cao cấp hơn Lý do người Ấn Độ vung tiền mua bất động sản lớn và cao cấp hơn
Trung Quốc đang ở 'ngã ba đường' với các gói kích thích kinh tế, thị trường lên 'tàu lượn siêu tốc' Trung Quốc đang ở 'ngã ba đường' với các gói kích thích kinh tế, thị trường lên 'tàu lượn siêu tốc'
Hai đối thủ tăng cường 'phô' sức mạnh, vị thế USD vẫn 'vững như thạch bàn', vì sao vậy? Hai đối thủ tăng cường 'phô' sức mạnh, vị thế USD vẫn 'vững như thạch bàn', vì sao vậy?
Khối CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực hóa tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc Khối CEFTA - ‘phòng chờ’ cho các nước Tây Balkan hiện thực hóa tham vọng gia nhập EU; vai trò ‘không phải dạng vừa’ của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 17/10/2024: Giá vàng nhẫn chạm kỷ lục mới, thế giới 'phi như bay', chờ đón sự trở lại của phương Tây Giá vàng hôm nay 17/10/2024: Giá vàng nhẫn chạm kỷ lục mới, thế giới 'phi như bay', chờ đón sự trở lại của phương Tây
Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để 'thổi lửa' nền kinh tế Chuyên gia hàng đầu kêu gọi Trung Quốc bơm mạnh tay hơn nữa để 'thổi lửa' nền kinh tế