Vì sao căng thẳng Nga-Ukraine khó có đủ 'sức công phá' như Lehman Brothers?

Thu Hà
Nhận định về mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với thị trường tài chính thế giới, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, kịch bản về một khủng hoảng tài chính toàn cầu do sự sụp đổ của các ngân hàng hoặc quỹ đầu tư, sau các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga, dường như khó xảy ra vào lúc này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Năm 2008, sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Liệu cuộc xung đột của Nga ở Ukraine, với các lệnh trừng phạt kinh tế có quy mô chưa từng thấy mà phương Tây áp đặt cho Nga có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng Lehman Brothers mới hay không?

Nhật báo Le Monde số ra gần đây dẫn phân tích của các chuyên gia trong ngành cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột tranh Nga-Ukraine là có, nhưng khó có thể lặp lại một cuộc khủng hoảng Lehman Brothers mới.

Căng thẳng ở Ukraine có thể gây khủng hoảng nhưng không phải là một "Lehman Brothers" mới
Vì sao căng thẳng Nga-Ukraine khó có đủ 'sức công phá' như Lehman Brothers?. (Nguồn: Reuters)

Nguy cơ khủng hoảng tài chính?

Các biện pháp trừng phạt được phương Tây áp dụng với mức độ và tốc độ chưa từng có đối với Moscow nhằm vào Ngân hàng trung ương Nga và một số ngân hàng lớn của nước này, thông qua việc ngắt kết nối với hệ thống tài chính quốc tế SWIFT, đã làm tê liệt một phần hệ thống ngân hàng và tài chính của nước này.

Đồng Ruble giảm giá và kinh tế Nga rơi vào tình trạng lạm phát cao. Hệ quả là Nga đã phải quyết định đóng cửa Sở giao dịch chứng khoán Moscow vào ngày 28/2 để giữ nguồn ngoại tệ.

Mặc dù vậy, Nicolas Véron, nhà kinh tế học tại Tổ chức tư vấn châu Âu Bruegel và Viện Peterson ở Washington, không nhận thấy bất kỳ "sự bất ổn nào của hệ thống tài chính quốc tế".

Theo ông, việc tách Nga khỏi hệ thống tài chính phương Tây đã diễn ra. Các ngân hàng phương Tây rời khỏi Nga và việc di chuyển các ngân hàng Nga ra khỏi Tây Âu đang được tiến hành.

Tin liên quan
Xung đột Nga-Ukraine sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu? Xung đột Nga-Ukraine sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), được coi là "Ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương" đã đình chỉ tư cách thành viên của Ngân hàng trung ương Nga. Tuy nhiên, sự phân tách này đã được thực hiện một cách êm thấm mà không gây ra bất kỳ rủi ro hệ thống nào", ông Nicolas Véron nhận xét.

Bên cạnh đó, ngành tài chính cũng đang xử lý cuộc khủng hoảng này khá tốt. Các quy định quốc tế được gọi là "Basel III", được thông qua sau cuộc khủng hoảng năm 2008, đã yêu cầu các ngân hàng phải xây dựng hệ thống an toàn vốn để chống lại các cú sốc và rủi ro thanh khoản thị trường.

David Benamou, đối tác đầu tư tại Axiom, giải thích: "So với thời kỳ của Lehman Brothers, hiện nay có rất nhiều hình thức thanh khoản trên thị trường. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương đã từng trải qua những tình huống khủng hoảng nghiêm trọng nên đã có kinh nghiệm đối phó và có các công cụ để ổn định rủi ro tài chính".

Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ không thể an toàn khi một quỹ nào đó bị phá sản. Do đó, với giá hàng hóa tăng và đồng Ruble giảm, bảo hiểm rủi ro sẽ lại là một rủi ro tài chính. Vì vậy có thể xảy ra những sự cố, nhưng không thể so sánh với cuộc khủng hoảng năm 2008".

Ông Stéphane Boujnah, người đứng đầu Euronext - công ty quản lý Sở giao dịch chứng khoán Paris, cũng chia sẻ nhận định này và cho biết: "Chưa có biểu hiện gì cho thấy thị trường tài chính đang bị khủng hoảng, càng không có khả năng lây lan diện rộng".

Thị trường do vậy đang tương đối yên ổn. Bằng chứng là chỉ số chứng khoán CAC 40 của Pháp hiện đang ở mức 6.500 điểm mặc dù cuộc xung đột nổ ra ở châu Âu, con số này cao hơn 500 điểm so với thời điểm trước đại dịch Covid-19 hồi tháng 1/2020.

Ông cho rằng "thị trường chứng khoán đang phản ứng rất tốt bởi Nga có GDP nhỏ - ở mức nằm giữa của Tây Ban Nha và Italy. Một số công ty có thể dễ bị ảnh hưởng, nhưng nhiều công ty khác sẽ được hưởng lợi từ tình huống này. Do đó khủng hoảng hiện tại không mang tính hệ thống”.

Hậu quả lâu dài

Theo các chuyên gia tài chính, mặc dù mức độ khủng hoảng không trầm trọng như Lehman Brothers, nhưng hệ quả của các lệnh cấm vận và phong tỏa tài chính đối với Nga vẫn có những tác động tiêu cực và để lại hậu quả lâu dài.

Hai ngày sau khi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine, vào ngày 26/2, phương Tây quyết định đóng băng các nguồn dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga được giữ ở nước ngoài - khoảng 300 tỷ USD (270 tỷ Euro) - cùng với các tổ chức tài chính tiền tệ khác, để ngăn chặn Nga bảo vệ đồng Ruble.

Điều này khiến Nga khó thực hiện thanh toán nợ bằng ngoại tệ đúng thời hạn, trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Tư và thậm chí bị đe dọa vỡ nợ. Ngoài ra, việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng trung ương Nga đồng nghĩa với sự an toàn của dự trữ của một quốc gia ở nước ngoài không được đảm bảo và điều này có thể gây ra những hậu quả lâu dài.

Kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014, Nga đã bắt đầu đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình, bằng cách tăng tỷ trọng nắm giữ đồng NDT và Euro, để thoát khỏi ảnh hưởng của đồng USD.

Một số quốc gia mới nổi cũng được khuyến khích lần lượt đa dạng hóa nguồn dự trữ của họ. Cũng như Trung Quốc, kể từ năm 2005 họ đã dần dần quốc tế hóa đồng NDT để hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời "loại bỏ tình trạng bị USD hóa".

"Cú sốc" đối với các quốc gia mới nổi

Không chỉ Nga mà các nước mới nổi cũng đang phải đối mặt với cú sốc của cuộc xung đột ở Ukraine sau khi nền kinh tế bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng liên quan đến Covid-19.

Viện Tài chính quốc tế, nơi tập hợp các chuyên gia tài chính toàn cầu, nhận xét: "Nợ công đã đạt mức cao kỷ lục, nhu cầu vay của chính phủ cao hơn nhiều so với trước đại dịch và các quốc gia này không còn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế như trước khi cuộc xung đột xảy ra”.

Căng thẳng ở Ukraine có thể gây khủng hoảng nhưng không phải là một "Lehman Brothers" mới
Các nền kinh tế Đông Âu có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự suy thoái kinh tế ở Nga và Ukraine. (Nguồn: ACCA Global)

Trong hai tháng đầu năm, các đợt phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng Euro vào khoảng 20 tỷ Euro - mức thấp nhất kể từ năm 2016. Mặc dù không có quốc gia mới nổi nào là nạn nhân của tình trạng dòng vốn tháo chạy, nhưng tình hình thị trường tài chính của họ vẫn rất mong manh.

Laurence Boone, nhà kinh tế trưởng tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), cảnh báo: "Chi phí sinh hoạt tăng cao có thể gây ra bất ổn chính trị và xã hội ở một số quốc gia mới nổi và khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.

Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất là những quốc gia có nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi suy thoái ở Nga và Ukraine, cụ thể là các quốc gia ở Đông Âu, cũng như các quốc gia nhập khẩu dầu và thực phẩm ở Bắc Phi và Trung Đông, nơi có giá cả tăng vọt trong những tuần gần đây làm gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của họ".

Viện Tài chính quốc tế cũng bày tỏ "sự lo ngại" về rủi ro gia tăng có thể sẽ đè nặng lên các quốc gia mới nổi trong một thời gian và làm tăng chi phí đi vay của họ.

Xung đột Nga-Ukraine 'thổi bùng' nạn đói ở châu Phi

Xung đột Nga-Ukraine 'thổi bùng' nạn đói ở châu Phi

Phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lương thực xuất khẩu từ Nga và Ukraine, cuộc xung đột tại Kiev leo thang căng thẳng đang đẩy ...

Xung đột Nga-Ukraine sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Xung đột Nga-Ukraine sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?

Xung đột Nga-Ukraine có thể sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng quy mô lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, theo trang The ...

(theo Le Monde)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động