Nhỏ Bình thường Lớn

Vì sao doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng vắng bóng trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới?

Năm 1995, khi tạp chí Fortune (Mỹ) lần đầu công bố danh sách thường niên Global 500 của thời hiện đại, xếp hạng 500 công ty lớn nhất thế giới theo doanh thu, công ty đứng đầu danh sách là Mitsubishi (Nhật Bản).
Xe điện của Toyota trưng bày tại Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Reuters
Danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới xoay chuyển sau gần 30 năm. Trong ảnh: Xe điện của Toyota trưng bày tại Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Fortune cho biết, với 176 tỷ USD, doanh thu của Mitsubishi lớn hơn AT&T, Dupont, Citicorp và Procter & Gamble cộng lại.

Trong top 10 còn có 5 công ty khác của Nhật Bản, gồm Mitsui, Itochu, Sumitomo, Marubeni và Nissho Iwai (sau này là Sojitz). Nhật Bản là nước đóng góp nhiều đại diện thứ hai trong danh sách Global 500, với 149 công ty. Đứng đầu là Mỹ với 151.

Dù vậy, các công ty Nhật Bản trong top 500 có tổng doanh thu lớn nhất thế giới, vượt cả Mỹ và châu Âu.

Tin liên quan
Liên tiếp báo tin xấu, kinh tế Trung Quốc Liên tiếp báo tin xấu, kinh tế Trung Quốc 'loay hoay' với bài toán duy trì tăng trưởng

Nhưng hiện tại, tình hình trở nên hoàn toàn khác.

Theo danh sách công bố đầu tháng này, Nhật Bản năm nay có 41 đại diện trong Global 500, thấp hơn nhiều Mỹ và Trung Quốc đại lục, với lần lượt 136 và 135 công ty.

Các công ty Nhật Bản trong danh sách cũng chỉ có tổng doanh thu 2.800 tỷ USD năm ngoái, tương đương 6,8% toàn cầu. Tỷ lệ này của Mỹ là 31,8% và Trung Quốc là 27,5%.

Toyota Motor là công ty Nhật Bản lớn nhất trong danh sách, xếp thứ 19 với 274 tỷ USD doanh thu. Còn Mitsubishi đã lùi xuống vị trí 45 với 159 tỷ USD.

Lý giải nguyên nhân, Fortune cho rằng, do đồng Yen yếu, ít công ty mang tính đột phá và sự nổi lên của Trung Quốc. Đây cũng chính là các thách thức mà kinh tế Nhật Bản nói chung đang phải đối mặt.

Năm 1995, Trung Quốc chỉ có ba đại diện vào top 500. Nhưng hiện tại, nước này đã có 135 - thay thế rất nhiều đại diện Nhật Bản. Thậm chí, doanh nghiệp Trung Quốc hiện còn lấn sân nhiều lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản.

Năm nay, Trung Quốc vượt Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Một phần là do lĩnh vực xe điện bùng nổ, với các đại diện như hãng xe BYD và hãng pin Contemporary Amperex Technology.

Fortune nhận định: "Vấn đề lớn hơn cả là kinh tế Nhật Bản đã trì trệ suốt thời gian dài, khiến cơ hội tăng trưởng cho các công ty lâu năm và các start-up ngày càng ít. Thập niên qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản chỉ tăng 5,3%. Trong khi đó, Mỹ tăng 23% và Trung Quốc đại lục tăng 83%".

Liên tiếp báo tin xấu, kinh tế Trung Quốc 'loay hoay' với bài toán duy trì tăng trưởng

Liên tiếp báo tin xấu, kinh tế Trung Quốc 'loay hoay' với bài toán duy trì tăng trưởng

Trung Quốc từ lâu đã là động cơ tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế ...

Tổng thống Putin: Nga lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tổng thống Putin: Nga lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tính theo sức mua tương đương ...

Sau gạo, Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường

Sau gạo, Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường

Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ tới, bắt đầu từ tháng 10 tới.

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa để có cơ hội ‘xích lại gần’ Ethiopia

Chủ tịch Tập Cận Bình: Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa để có cơ hội ‘xích lại gần’ Ethiopia

Ngày 24/8, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, hiện Bắc Kinh thúc đẩy hiện đại hóa với sự phát triển chất lượng ...

Mỹ: Lãi suất cho vay thế chấp tăng vọt, hoạt động kinh doanh gần như đình trệ

Mỹ: Lãi suất cho vay thế chấp tăng vọt, hoạt động kinh doanh gần như đình trệ

Ngày 23/8, Hiệp hội Ngân hàng thế chấp (MBA) công bố số liệu cho thấy, tuần trước, lãi suất của khoản vay mua nhà phổ ...

(theo Fortune)

Tin cũ hơn

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'