Xây dựng năng lực xuyên biên giới
Sáng kiến hợp tác đáng chú ý được thực hiện từ năm 2021 là Sáng kiến Nâng cao Năng lực Chẩn đoán và Điều trị bệnh Phù mạch Di truyền (PMDT-HAE) của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia của Nhật Bản (NCGM) và Hội Hen, Dị ứng và Miễn dịch Lâm sàng Tp. HCM (HSAACI), nhằm nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh PMDT tại Việt Nam.
Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị căn bệnh này, năm 2021, HSAACI và Takeda Nhật Bản đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác với mục đích hỗ trợ đào tạo kiến thức và chuyên môn về chẩn đoán và điều trị bệnh PMDT cho đội ngũ y bác sỹ tại Việt Nam. Đến nay, Dự án NCGM HAE đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy chẩn đoán và điều trị bệnh PMDT. Cụ thể, dự án đã tổ chức được 37 hội nghị, hội thảo và nhiều hoạt động đào tạo y khoa liên tục với 4.700 lượt tham gia của cán bộ y tế trong đó có 2.025 tham gia trực tiếp và 2.675 tham gia trực tuyến. Dự án đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và chia sẻ kinh nghiệm của mạng lưới 26 chuyên gia về chẩn đoán và điều trị PMDT, trong đó có 6 chuyên gia nổi tiếng quốc tế đến từ Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Thành tựu quan trọng nhất của dự án NCGM HAE là chẩn đoán xác định 19 bệnh nhân mắc bệnh PMDT tại Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhờ được chẩn đoán bệnh chính xác và hiểu rõ tình trạng của mình, các bệnh nhân PMDT có thể tiếp cận các phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp, giúp họ có tương lai tươi sáng hơn.
Hợp tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue
Theo báo cáo tính tới tháng 10/2023, số ca mắc sốt xuất huyết tại Việt Nam đã vượt mốc 100.000 ca. Từ 1/1 - 17/12/2023, cả nước có 166.619 ca sốt xuất huyết, trong đó có 42 trường hợp tử vong. Tình trạng đáng báo động này cho thấy tính phức tạp của dịch sốt xuất huyết đang diễn ra ở Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ hậu đại dịch. Số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng đang gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế của đất nước, làm trầm trọng thêm những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong hoạt động kiểm soát dịch sốt xuất huyết.
Vì vậy, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Takeda phối hợp với Viện Pasteur Tp. HCM tổ chức Hội nghị Nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Hội nghị quy tụ các chuyên gia y tế từ nhiều tổ chức cùng thảo luận về các sáng kiến dự phòng cũng như tìm kiếm các giải pháp can thiệp giúp kiểm soát tốt hơn sự lan tràn dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam. Các chuyên gia tại hội nghị cũng chỉ ra sự cần thiết phải có một giải pháp bền vững và lâu dài để phòng ngừa và kiểm soát bệnh sốt xuất huyết trong nước.
Ưu tiên hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận thuốc càng nhanh càng tốt
Cam kết lâu dài của Takeda trong các chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng thông qua các sáng kiến và chương trình hỗ trợ bệnh nhân rất đáng chú ý gần đây. Takeda cam kết cải thiện khả năng tiếp cận thuốc và các giải pháp điều trị tiên tiến thông qua quan hệ hợp tác với Bộ Y tế Việt Nam. Là nước nằm trong trong chiến lược Tiếp cận thuốc (AtM) của Tập đoàn, Takeda Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc xây dựng các quy định lấy bệnh nhân làm trung tâm để quản lý các bệnh hiếm ở Việt Nam.
Từ năm 2018, Takeda đã nỗ lực nâng cao khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông và suy giảm miễn dịch nguyên phát. Đây là hai căn bệnh hiếm gặp phổ biến tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động hợp tác với Bộ Y tế, Takeda mong muốn tạo ra các tác động có ý nghĩa đến cuộc sống của những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh này.
Là công ty tiên phong trong lĩnh vực quản lý bệnh hiếm, Takeda cũng đã triển khai Chương trình Hỗ trợ Bệnh nhân (PAP) tại Việt Nam từ tháng 1/2023 nhằm thu hẹp rào cản về khả năng chi trả cho các lựa chọn điều trị tiên tiến đối với bệnh ung thư hạch Hodgkin, một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Khác với các chương trình PAP khác, đây là mô hình hỗ trợ bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế phù hợp cho từng bệnh nhân với khả năng chi trả khác nhau.
Giá trị cốt lõi: Chủ nghĩa Takeda
Các giá trị cốt lõi của Takeda nằm ở Chủ nghĩa Takeda (Takeda-ism). Chủ nghĩa Takeda là nguyên tắc hướng dẫn duy nhất đóng vai trò là kim chỉ nam cho các hoạt động của công ty. Takeda dựa vào các nguyên tắc của chủ nghĩa Takeda để ra quyết định và hành động, trong đó có nguyên tắc luôn đặt bệnh nhân ở vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của công ty. Takeda cam kết xây dựng lòng tin với xã hội, củng cố danh tiếng và phát triển các hoạt động kinh doanh bền vững dựa trên nguyên tắc lấy bệnh nhân làm trung tâm này. Chủ nghĩa Takeda và các nguyên tắc Bệnh nhân – Lòng tin – Danh tiếng – Kinh doanh chính là nền móng cho các thành công của Takeda, giúp Tập đoàn có thể hành động và xác định được mục tiêu phát triển.
世界中の人々の健康と、輝かしい未来に貢献するために 日本とベトナムは、医療を含むさまざまな分野で連携を行ってきた歴史があります。グローバル製薬企業である武田薬品工業株式会社(以下、武田薬品)は先頭に立って連携を進めており、タケダ・ベトナムによるベトナムとの共同の取り組みを通じて、ベトナムの医療に大きく貢献しています。 世界を股にかけて能力を向上 今回紹介する注目すべきプロジェクトが、2021年に開始されたNCGM HAE支援事業プロジェクトです。これは、日本の国立国際医療研究センター(以下、NCGM)とホーチミン喘息アレルギー臨床免疫学会(以下、HSAACI)との連携によるプロジェクトであり、ベトナムにおける遺伝性血管性浮腫(以下、HAE)の診断および治療能力を高めることを目的としています。 HSAACIと武田薬品は、ベトナムにおけるHAEの診断および治療能力を向上させることの重要性を鑑み、ベトナムにおけるHAE診断に関する知識および専門性向上の支援を求めることを目的として、2021年に覚書(MOU)を締結しました。NCGM HAE支援事業プロジェクトでは計37のセミナーや医学的教育が実施され、現地参加者(2,025名)およびオンライン参加者(2,675名)合わせ、4,700名の医療関係者がプログラムに参加しました。また6名の国際的に著名な日本および米国の医学専門家を含む26名のHAE専門家による講義も行われました。 このプログラムにおいて最も重要な成果は、19名の方がHAEとして確定診断を受けたことであり、HAE治療およびQOL改善に向けた重要なマイルストーンとなりました。HAE患者さんの状況をより正しく理解することによって、将来、患者さん毎に適切な治療やサポートを提供し、輝かしい未来につながる道筋が出来ました。 NCGM HAE支援事業プロジェクトは目覚ましい成果をあげましたが、まだまだ課題は残っています。具体的には、専門的なHAEセンターがないこと、検査能力が限られていること、診断までに時間がかかっていること、特定の治療方法が利用できないことなどです。課題はまだ残っていますが、私たちは、より良い治療成果を目指し、プロジェクトをさらに進めています。 デング熱予防と管理に 関するパートナーシップ ベトナムにおいてはデング熱も課題の一つです。2023年10月には、ベトナムで報告された症例数が10万人の大台に乗りました。2023年1月1日から2023年12月17日までの間だけでも、 42名の死亡者を含む計166,619名のデング熱患者さんの報告がありました。この憂慮すべき状況は、COVID-19パンデミックを乗り越えた状況にあっても、ベトナムにおいてアウトブレイクが進行しているという複雑さを表しています。デング熱患者数の増加により、国の医療基盤は莫大な負担を強いられており、デング熱のアウトブレイクを適切に管理・対策していくうえで、ベトナムが直面する課題をさらに悪化させています。 武田薬品は、日本とベトナムの外交関係樹立50周年を記念し、ホーチミン市のパスツール研究所との共催にて、デング熱の予防効果向上に関する会議を開催しました。この会議は、ベトナムにおけるデング熱感染をより効果的に管理するため、予防に関する取り組みを議論し、介入策を検討することを目的に、さまざまな医療関係者を集めて実施したものです。会議に参加した専門家の皆さんは、ベトナムにおけるデング熱の予防と管理のための持続可能で長期的な解決策の必要性について言及していました。解決策を実行するためには、臨床的かつ予防的取り組みだけでなく、デング熱に向き合う公的機関および民間企業の努力と協力も必要となります。 患者さんに貢献するために何が出来るのか?それがタケダの最初の考え 企業の社会的責任に対する武田薬品の揺るぎないコミットメントは、素晴らしい患者支援プログラムや活動を通じ、ベトナムに貢献するものとなっています。医薬品や革新的な治療ソリューションへのアクセスを改善するという武田薬品のコミットメントは、保健省とのパートナーシップを通じて実証されています。武田薬品は、ベトナムにおける医薬品アクセス(AtM)戦略の一環として、希少疾患の管理に関する患者さん中心の規定策定に積極的に取り組んでいます。 2018年以来、武田薬品は、ベトナムで多くみられる希少疾患である血友病や原発性免疫不全症患者さんの診断、ならびに治療の向上に取り組んできました。保健省との協働により、武田薬品はこれらの疾患に罹患した患者さんの生活がより良いものとなるよう取り組みを進めています。 同時に、武田薬品は、リンパ系に影響を与える希少がんであるホジキンリンパ腫の治療選択肢に対して患者さんが適切な価格で治療を受けられるよう、2023年1月にベトナムで初めて患者支援プログラム(PAP)を開始しました。このPAPは、ベトナムで初めて実施されたものであり、通常であれば治療費を支払うことができない患者さんの個々の状況を勘案したうえで経済的支援を行うものです。 タケダイズム 武田薬品の価値観の根幹には、創業時の想いを反映した 「タケダイズム」 があります。タケダイズムを道しるべとして、患者さんに寄り添い(Patient)、人々と信頼関係を築き(Trust)、社会的評価を向上させ(Reputation)、事業を発展させる(Business)という武田薬品の行動指針(PTRB)は、私たちがどのような存在か、いかに行動すべきかを示すものです。 |