Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3.

Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng vấn báo chí đánh giá về quan hệ của hai nước trong thời gian qua, cũng như chia sẻ ý nghĩa của chuyến thăm.

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen trong chuyến thăm chính thức Phần Lan, tháng 9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Xin ông đánh giá về bối cảnh và ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho?

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho ngoài khu vực châu Âu kể từ khi ông nhậm chức và chỉ đi thăm Việt Nam, không kết hợp thăm nước khác; là chuyến thăm đáp lễ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Phần Lan vào năm 2021 khi dịch Covid-19 đang diễn ra rất căng thẳng.

Điều này cho thấy vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan, cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Chuyến thăm đồng thời cũng là hoạt động trao đổi đoàn cấp cao mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Phần Lan-Việt Nam (1973-2023).

Ta đón Chủ tịch Quốc hội Phần Lan nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII; khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Phần Lan, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Đồng thời, mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước, đưa hợp tác nghị viện song phương ngày càng hiệu quả, thực chất; tạo đà mở rộng hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước; tăng cường và củng cố hợp tác tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Liên minh Nghị viện thế giới...

Ông có thể đánh giá về tổng thể quan hệ hai nước, nhất là hợp tác trên kênh Nghị viện/Quốc hội trong thời gian qua?

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Phần Lan luôn dành cho Việt Nam sự quan tâm và giúp đỡ hết sức quý báu.

Phần Lan liên tục dành viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhiều dự án hỗ trợ của Phần Lan đã thực sự phát huy hiệu quả rất lớn như các dự án trồng rừng hoặc các dự án về nước sạch ở Thủ đô Hà Nội…

Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan.

Trong những năm gần đây kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng, năm 2023 đạt gần 380 triệu USD. Tuy nhiên, đây là con số còn khiêm tốn, nhất là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2020.

Về đầu tư, hiện nay, Phần Lan xếp thứ 58/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 35 dự án đang còn hiệu lực, có tổng số vốn khoảng trên 47 triệu USD.

Mức đầu tư này còn khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế cũng như thế mạnh của Phần Lan.

Chính vì vậy, thông qua chuyến thăm lần này, lãnh đạo Việt Nam sẽ trao đổi với lãnh đạo bạn các biện pháp để tăng cường hơn nữa hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.

Trước hết, sớm nâng kim ngạch thương mại 2 nước lên mức cao hơn nữa và tăng cường đầu tư của Phần Lan vào Việt Nam, thu hút các doanh nghiệp Phần Lan vào Việt Nam, nhất là lĩnh vực mà nước bạn có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như: công nghệ cao, chuyển đổi số, giáo dục-đào tạo, sản xuất linh kiện.

Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đây là một lĩnh vực rất tiềm năng giữa 2 nước.

Hiện có khoảng 2.500 sinh viên Việt Nam đang theo học các chương trình khác nhau ở Phần Lan, chủ yếu theo hình thức tự túc.

Chuyến thăm lần này là dịp rất quan trọng để hai bên trao đổi nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

Đây cũng là dịp để lãnh đạo Đảng, Nhà nước cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện của nước bạn đối với cộng đồng người Việt Nam tại Phần Lan (khoảng 12.000 người); đề nghị tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng hòa nhập sâu hơn và đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của Phần Lan cũng như quan hệ hai nước.

Việt Nam và Phần Lan có truyền thống phối hợp rất chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau. Quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước được duy trì tốt đẹp thông qua trao đổi đoàn cấp cao và các cơ quan của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan thăm Việt Nam 2010, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Phần Lan tháng 9/2021.

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, hai bên duy trì tiếp xúc, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như IPU, ASEP.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Jussi Halla-aho sẽ góp phần củng cố và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan, trong đó có Cơ quan lập pháp hai nước.

Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan sẽ bàn các biện pháp để tăng cường hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, nhất là trong việc trao đổi kinh nghiệm trong lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia. Từ đó tạo điều kiện cho hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, giáo dục đào tạo…

Tôi cho rằng một trong những biện pháp quan trọng trong hợp tác Nghị viện/Quốc hội 2 nước là trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao.

Cùng với đó, việc trao đổi đoàn ở cấp nhóm nghị sĩ hữu nghị, các ủy ban của Quốc hội hai bên cũng rất quan trọng để tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu học hỏi lẫn nhau và phối hợp tại các diễn đàn nghị viện đa phương.

Chúng ta cũng hy vọng rằng, thông qua chuyến thăm cấp cao lần này, sự phối hợp, ủng hộ lẫn nhau giữa 2 nước tại các diễn đàn quốc tế, trong đó có các diễn đàn nghị viện quốc tế ngày càng chặt chẽ hơn.

Xin cám ơn ông!

(theo TTXVN)

Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu

Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và khu vực Bắc Âu

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn các các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của khu vực Bắc Âu, với kinh nghiệm, ...

Việt Nam-Phần Lan có tiềm năng lớn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao

Việt Nam-Phần Lan có tiềm năng lớn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen bên ...

Người bắc cầu quan hệ hữu nghị Phần Lan-Việt Nam

Người bắc cầu quan hệ hữu nghị Phần Lan-Việt Nam

Người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Hữu nghị Phần Lan-Việt Nam Paavo Rintala cũng là nhà văn Phần Lan đầu tiên ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Phần Lan và Chủ tịch Tập đoàn Wartsila

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ Phần Lan và Chủ tịch Tập đoàn Wartsila

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong tiến trình thực hiện JETP, Net Zero, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về công ...

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sắp thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước ...

Đọc thêm

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Ngày cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có 16 khung giờ cao điểm, đón hơn 200.000 lượt khách

Trong ngày cuối của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hai sân bay lớn nhất cả nước dự kiến đón khoảng hơn 200.000 lượt hành khách thông qua cảng.
Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Siêu SUV hybrid Lamborghini Urus SE chính thức lộ diện

Lamborghini Urus SE chính thức trình làng với thay đổi lớn nhất nằm ở hệ động cơ Hybrid nhưng tổng thể phần thiết kế không thay đổi quá nhiều.
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận ...
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Lãnh đạo Đảng và Chính phủ Cuba gửi lời chúc mừng

Thủ tướng Cuba Marrero Cruz gửi lời chúc mừng nhân dân và Chính phủ Việt Nam nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động