Vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ đang lung lay, Trung Quốc sẽ soán ngôi?

Việt An
Kể từ những năm 1970, Trung Quốc đã chạy đua để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid-19 có thể giúp Trung Quốc trong cuộc đua với Mỹ trong thập kỷ này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ đang lung lay, Trung Quốc sẽ soán ngôi?
Trung Quốc có thể bắt kịp nhanh chóng và có khả năng lật đổ Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. (Nguồn: Nikkei Asian)

Sự phục hồi hình chữ V của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự dịch chuyển kinh tế quan trọng nhất trong thế kỷ này, bắt kịp nhanh chóng và có khả năng lật đổ Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trung Quốc đang chiếm ưu thế

Năm 2000, GDP của Trung Quốc chỉ bằng 11,8% GDP của Mỹ. Quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, sau đó, Trung Quốc cuốn vào dòng xoáy đô thị hóa và trở thành nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, Trung Quốc đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đến năm 2012, khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang ở mức vừa phải, một phần do nhu cầu toàn cầu giảm và lợi tức đầu tư giảm. Nhưng quốc gia này vẫn tạo ra lợi nhuận ổn định cho Mỹ mỗi năm, ngoại trừ năm 2016 khi đồng tiền của Trung Quốc mất giá.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 lại khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bùng nổ một lần nữa. Là nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng dương trong năm 2020, trong khi phần còn lại của thế giới đang trải qua cơn “co thắt” chưa từng thấy kể từ Đại suy thoái 2008-2009, Trung Quốc đã tăng tỷ trọng sản lượng toàn cầu và thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Theo một số dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2028 - sớm hơn hai năm so với dự kiến trước đại dịch.

Mối đe dọa lớn nhất

Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ không để Trung Quốc vượt qua Mỹ, đồng thời hứa sẽ chi nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới.

“Trung Quốc có mục tiêu tổng thể là trở thành quốc gia hàng đầu thế giới, quốc gia giàu có nhất thế giới và quốc gia quyền lực nhất thế giới. Điều đó sẽ không xảy ra dưới thời của tôi”, Tổng thống Biden nói.

Tổng thống Mỹ cũng đang tăng các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với các lĩnh vực công nghệ quan trọng như vi mạch.

Khoản kích thích trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Biden đưa Mỹ vào quỹ đạo năm 2021. Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch chi tiêu khổng lồ trị giá hơn 2.000 tỷ USD nhằm hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Những kế hoạch này của Mỹ có thể giữ kinh tế Trung Quốc ở vị trí thứ hai lâu hơn.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang vấp phải sự phản đối gay gắt hơn ở những quốc gia khác. Ở châu Âu, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với việc sàng lọc đầu tư chặt chẽ hơn. Ở châu Á, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang kết hợp với Mỹ để tạo ra một khối địa chính trị nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trang Bloomberg nhận thấy, những nỗ lực của các quốc gia trên không ngăn được Trung Quốc. Giới lãnh đạo đã đưa ra các mục tiêu đầy tham vọng để tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035.

Chính phủ đang tăng chi tiêu cho nghiên cứu khoa học và đổi mới khi tìm cách trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong các lĩnh vực từ trí tuệ nhân tạo đến công nghệ sinh học và năng lượng xanh.

"Thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ qua, nhưng thời gian và xu hướng đang đứng về phía chúng ta", Chủ tịch Tập Cận Bình nói vào tháng 1/2021.

Năm 2020, lần đầu tiên nước này thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn Mỹ và số lượng công ty Trung Quốc trong danh sách lớn nhất thế giới của Fortune đã vượt qua Mỹ. Chiến tranh thương mại, tỷ trọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc thực sự tăng với tốc độ kỷ lục khi thế giới "săn đón" khẩu trang, thiết bị y tế và đồ gia dụng của quốc gia này.

Không có gì đảm bảo

Mặc dù vậy, không có gì đảm bảo và các chuyên gia cảnh báo, sự phát triển của Trung Quốc sẽ bị đình trệ. Dân số già và nợ chính phủ khổng lồ sẽ khiến Trung Quốc bị giới hạn ở vị trí thứ hai. Mức nợ chính phủ tăng cao đe dọa sự sụp đổ tài chính.

Bên cạnh đó, vấn đề nhân khẩu học cũng không có lợi cho Trung Quốc. Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc mới đây dự báo, tình trạng già hóa dân số của nước này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và đang ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế xã hội.

Theo cơ quan này, dân số đến tuổi lao động của Trung Quốc liên tục giảm hơn 3 triệu người/năm kể từ năm 2012 và ngày càng giảm mạnh. Dự kiến, trong giai đoạn 2021-2025, số người ở độ tuổi lao động sẽ tiếp tục giảm thêm 35 triệu, trong khi người cao tuổi lại tăng lên hơn 300 triệu.

Tình trạng dân số ngày càng già đi trong khi tỷ lệ sinh giảm đang khiến Trung Quốc đối mặt với một vấn đề nan giải, đó là năng suất lao động tăng trưởng chậm. Rủi ro là ngay cả khi Trung Quốc vượt qua Mỹ, nước này có thể tụt lại phía sau một lần nữa khi tốc độ già hóa nhanh làm xói mòn sức sống của nền kinh tế.

Tờ Wall Street Journal cho rằng, trừ khi Trung Quốc thu hút được nhiều người nhập cư hoặc thúc đẩy được đáng kể sự tham gia của lực lượng lao động, nước này sẽ không dễ duy trì được năng suất lao động. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất để duy trì tăng trưởng kinh tế trong vài thập kỷ tới.

Tom Orlik, nhà kinh tế trưởng của Bloomberg Economics cho biết, các dự báo về việc Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ giả định rằng, Trung Quốc có thể tăng năng suất và chi tiêu vốn đủ lớn để bù đắp lực cản nhân khẩu học.

"Dù Trung Quốc có vươn lên vị trí thứ nhất hay không vẫn còn phải xem xét, nhưng rõ ràng Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất đối với sự thống trị kinh tế của mình trong nhiều thập kỷ trong một cuộc cạnh tranh đang định hình lại trật tự thế giới", ông Orlik nhấn mạnh.

Quan hệ Mỹ-Trung trong tương tác đa cực, đa phương, đa chiều
Đầu tư vào công nghệ cao - 'Quân bài' giúp Trung Quốc 'hạ đo ván' Mỹ trong tương lai?
‘Lá bài’ đối nội, đối ngoại và ứng phó Trung Quốc khi Tổng thống Biden đang ‘đi trên băng mỏng’
Mỹ-Trung Quốc: Công khai tuyên chiến, ngấm ngầm công kích, một trật tự quốc tế mới đang manh nha
Trung Quốc khó vượt Mỹ để vươn tới 'đỉnh cao công nghệ toàn cầu'
TIN LIÊN QUAN

(theo Bloomberg)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Chiều 19/3, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Diana Mondino.
Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hiện nay, Zalo đã cho phép bạn gửi tặng nhạc chờ đến bạn bè của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu nhưng chưa biết cách thực hiện thì bài ...
Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ

Thúc đẩy hợp tác thực chất giữa các trường đại học của Việt Nam và Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng bày tỏ kỳ vọng VELP 2024 sẽ gợi mở những ý tưởng mới cho các cơ quan của Việt Nam trong xây dựng và thực thi các ...
Cristiano Ronaldo không có tên trong danh sách đội tuyển Bồ Đào Nha giao hữu tuyển Thụy Điển

Cristiano Ronaldo không có tên trong danh sách đội tuyển Bồ Đào Nha giao hữu tuyển Thụy Điển

HLV Roberto Martinez gạch tên siêu sao Cristiano Ronaldo khỏi danh sách rút gọn 24 cầu thủ Bồ Đào Nha chuẩn bị cho trận giao hữu với Thụy Điển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chúng tôi có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chúng tôi có niềm tin vào các doanh nghiệp FDI'

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự đồng hành, ủng hộ của các bạn bè quốc tế, các đối tác phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc dần hồi phục.
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ở mức cao
Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.500 – 95.500 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Dự án Khu đô thị mới Đông Tăng Long có tổng diện tích lên tới 160ha là một trong những dự án bất động sản hiếm hoi tại TP. HCM rộng lớn và nằm tại ...
Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều, nhưng đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã liên tục 'xô đổ' các mức cao mới và tăng hơn 18% kể từ đầu năm nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3 ghi nhận đồng USD tăng giá nhờ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0951 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá USD tăng nhẹ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tháng 2 tại Mỹ cao hơn dự kiến.
Phiên bản di động