Việt Nam ghi dấu ấn trong hội nhập pháp lý đa phương

Ngày 4/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã có buổi trả lời phỏng vấn báo chí về việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao - ứng cử viên của Việt Nam được bầu vào Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Đại sứ Nguyễn Hồng Thao trúng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế
vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung. (Ảnh: Quang Hòa/TGVN)

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của việc ứng cử thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21/11/1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn.

Nhiệm vụ của ILC là thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế. Đến nay, ILC đã góp phần xây dựng được các văn bản quốc tế quan trọng, tiêu biểu là Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961, Công ước Viên về Luật Điều ước năm 1969; Công ước Viên về Thừa kế Quốc gia liên quan đến Điều ước năm 1996; Quy chế Rome của Tòa Hình sự Quốc tế năm 1998; và bộ Điều khoản về Trách nhiệm Quốc gia đối với Hành vi sai phạm quốc tế năm 2001…

Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế xuất phát từ đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương. Đồng thời thể hiện lập trường nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy pháp quyền ở cấp độ quốc tế, cũng như ủng hộ các tiến trình ngoại giao pháp lý, đề cao quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế tại Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC).

Sự kiện này khẳng định vai trò thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam mà ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ Liên hợp quốc.

Việc tham gia Ủy ban Luật pháp quốc tế là cơ hội lớn để Việt Nam xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp lý của mình, chủ động và tích cực xử lý các vấn đề quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây cũng là sự khích lệ đối với những người làm về luật pháp quốc tế của Việt Nam.

Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật pháp quốc tế.

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao. (Ảnh: Quang Hòa/TGVN)

Xin Thứ trưởng cho biết sơ qua về quá trình chuẩn bị và kết quả ứng cử của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao? 

Trong năm 2015, Bộ Ngoại giao đã xây dựng phương án lựa chọn ứng cử viên để ứng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021 theo các tiêu chí: có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn;  chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực luật quốc tế, kể cả thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế; có trình độ tiến sỹ, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực công pháp quốc tế, có công trình nghiên cứu, bài báo xuất bản bằng tiếng Anh hoặc một trong các ngôn ngữ khác của Liên hợp quốc và thông thạo từ hai ngôn ngữ của Liên hợp quốc trở lên.  

Qua quá trình giới thiệu và lựa chọn, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với đề xuất của Bộ Ngoại giao đề cử Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao làm ứng cử viên của Việt Nam vào Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao hoàn thành học vị Tiến sĩ Luật tại Đại học Pantheon-Sorbone (Pháp) năm 1996, với gần 40 năm kinh nghiệm công tác pháp lý và ngoại giao, hiện là Đại sứ Việt Nam tại Kuwait, từng giữ vị trí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, tham gia nhiều đoàn đàm phán về biên giới lãnh thổ, đã xuất bản nhiều đầu sách, báo về luật pháp quốc tế. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao là chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển, phân định biên giới.

Trong năm 2016, Bộ Ngoại giao, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, các Phái đoàn Việt Nam tại New York, Geneva đã tích cực giới thiệu Đại sứ Nguyễn Hồng Thao với bạn bè quốc tế. Đặc biệt, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã làm trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên của Tổ chức tư vấn pháp lý Á-Phi (AALCO) tại Ấn Độ (tháng 5/2016), thành viên đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị quốc gia thành viên Công ước Luật Biển tại New York (tháng 6/2016) và các cuộc họp của Ủy ban Pháp lý Đại hội đồng Liên Hợp quốc (tháng 10/2016).

Ngày 3/11/2016 vừa qua, tại khóa họp 71 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, ứng cử viên của Việt Nam, Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILC) nhiệm kỳ 2017-2021 với 120 phiếu.

Tại kỳ bầu cử này, Việt Nam ứng cử trong nhóm nước khu vực châu Á với 10 ứng cử viên cho 7 vị trí. Kết quả bỏ phiếu ngày 3/11/2016 cho thấy ứng cử viên Việt Nam có được sự tin tưởng của bạn bè quốc tế; cũng như thể hiện niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với vai trò tích cực và ngày càng tăng của Việt Nam đối với quá trình pháp điển hóa, phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế nói riêng và sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương Liên Hợp quốc nói chung.

Xin Thứ trưởng cho biết kế hoạch sắp tới của ĐS.Nguyễn Hồng Thao khi làm thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế nhiệm kỳ 2017-2021 ?

Các thành viên ILC hoạt động với tư cách cá nhân, không đại diện cho Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao sẽ có những hỗ trợ tích cực nhằm đảm bảo Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao sẽ có nhiệm kỳ thành công tại Ủy ban Luật pháp quốc tế, có đóng góp tích cực và hiệu quả vào công tác của Ủy ban này; góp phần thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế nhằm tăng cường pháp quyền ở cấp độ quốc tế, vì hòa bình, hợp tác, phát triển phù hợp với Hiến chương LHQ, vì lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên LHQ, đặc biệt là các các nước đang phát triển.

Bộ Ngoại giao cũng hi vọng với cương vị thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC), Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển ngành luật pháp quốc tế tại Việt Nam, trở thành đại diện xứng đáng cho Việt Nam tại các diễn đàn luật pháp quốc tế.

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Việt Nam sẵn sàng ứng phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống

Là diễn giả chính trong phiên thảo luận với chủ đề “Thế giới nếu như…”, tại Hội nghị kinh tế đối ngoại 2016 diễn ra ...

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Việt Nam vững tin vào mô hình tăng trưởng mới

Với mục tiêu cùng Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam tìm hiểu về các vấn đề cấp bách nhất của kinh tế Việt Nam, Hội ...

vie t nam ghi da u a n trong hoi nhap phap ly da phuong Tiến đến bến bờ phát triển bền vững

Chủ đề “Ra khơi thuận buồm xuôi gió” phản ánh được bối cảnh phát triển hiện nay của Việt Nam, phần nào thể hiện được ...

BC

Đọc thêm

Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 29/3/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 29/3 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 29/3/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động