Anh khẳng định có thể hỗ trợ Ukraine huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và hỗ trợ một cách có giới hạn. (Nguồn: Gov.uk)v? |
Ngày 17/5, các nguồn tin thuộc EU cho biết, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của khối này Josep Borrell đã đề xuất bổ sung 3,5 tỷ Euro (3,85 tỷ USD) vào Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) dùng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết, ông Borrell đã quyết định kêu gọi đóng góp vì quỹ này đang cạn kiệt và cơ quan chính sách đối ngoại của khối muốn đảm bảo rằng, họ có đủ tiền mặt để tài trợ cho viện trợ quân sự cho các quốc gia khác cũng như Ukraine.
EPF, ra đời năm 2021, được thành lập như một cách để EU giúp các nước đang phát triển mua thiết bị quân sự.
Tuy nhiên, EU đã nhanh chóng quyết định sử dụng quỹ này để đưa vũ khí tới Ukraine sau khi xung đột nổ ra và hiện đã phân bổ khoảng 4,6 tỷ Euro viện trợ quân sự cho Kiev.
EPF tách biệt với ngân sách của EU, vốn không được phép tài trợ cho các hoạt động quân sự.
Trước đó một ngày, Hungary tuyên bố, nước này không phê duyệt việc giải ngân đợt hỗ trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine theo khuôn khổ EPF.
Cũng trong ngày 17/5, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này cũng sẽ phản đối bất kỳ gói trừng phạt mới nào chống lại Nga trừ khi Kiev loại ngân hàng OTP của Hungary khỏi danh sách "nhà tài trợ chiến tranh quốc tế" do các điều khoản cho vay ưu đãi mà ngân hàng này bị cáo buộc cung cấp cho quân đội Nga.
Trong diễn biến khác liên quan viện trợ quân sự cho Kiev cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố, nước này có thể hỗ trợ quân đội Ukraine bằng cách tạo điều kiện cho các nước khác cung cấp máy bay chiến đấu và thiết bị quân sự cho quốc gia Đông Âu
Bên cạnh đó, quan chức Anh nói rõ: “Điều mà chúng tôi có thể đóng góp một cách rõ ràng nhất là huấn luyện và hỗ trợ một cách có giới hạn vì chúng tôi không có phi công F-16".
Trước đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã cam kết xây dựng một "liên minh quốc tế" nhằm cung cấp cho Ukraine khả năng chiến đấu trên không, "hỗ trợ mọi thứ từ đào tạo đến mua máy bay phản lực F16".
Về phần mình, Đức tuyên bố không thể đóng vai trò tích cực vào sáng kiến của Anh-Hà Lan trong một "liên minh quốc tế" về cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói rõ hôm 17/5: "Chúng tô không có năng lực đào tạo cũng như không có máy bay".
Cũng theo ông Pistorius, bất kỳ quyết định nào về việc gửi máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine sẽ "tùy thuộc vào Nhà Trắng".
| Tin thế giới 17/5: Ukraine xem nhẹ 'siêu vũ khí' Nga, Moscow tuyên bố chẳng cần 'xoay' sang đâu, kế hoạch lớn của châu Âu Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc làm căng với Anh về vấn đề Đài Loan, Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu ... |
| Đón quan chức Trung Quốc, Ukraine ca ngợi Bắc Kinh, tuyên bố sẽ không chấp nhận điều này Ngày 17/5, hãng tin TASS đưa tin, đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Li Hui đã có mặt tại Ukraine. ... |
| Cùng thấm 'nỗi đau' từ Mỹ, Nga-Iran giúp nhau bù đắp 'tổn thương' với 10 thỏa thuận về dầu mỏ Theo hãng tin Shana trực thuộc Bộ Dầu mỏ Iran, ngày 17/5, nước này và Nga đã ký 10 văn bản hợp tác trong ngành ... |
| Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’? Gần đây, nhiều khách hàng sẵn sàng thanh toán các hóa đơn bằng đồng Nhân dân tệ, bởi lý do khủng hoảng kinh tế, lệnh ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/5: Trung Quốc phóng vệ tinh định vị Bắc Đẩu, Thủ tướng Canada thăm Hàn Quốc, Sudan cần 2,56 tỷ USD ứng phó nhân đạo Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/5. |