Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD

Nguyễn Hồng
(từ New Delhi)
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trưa 31/7, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các Phòng Thương mại và công nghiệp Ấn Độ tổ chức. Tham dự có đại diện lãnh đạo bộ, ngành hai nước, cùng đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ.

Tại Diễn dàn, doanh nghiệp hai nước đã có cơ hội giới thiệu về tiềm năng, cơ hội hợp tác, trao đổi về các kế hoạch, dự án đầu tư kinh doanh thời gian tới.

Phía Ấn Độ đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và bày tỏ ấn tượng với thành công lớn của đất nước hình chữ S đã giúp nơi đây trở thành điểm sáng trong khu vực về phát triển kinh tế, xã hội.

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hợp tác truyền thống hữu nghị. Kim ngạch thương mại hai nước nước tăng trưởng từ 200 triệu USD vào năm 2000 lên 14,4 tỷ USD vào năm 2023. Ấn Độ là một trong 8 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam nằm trong top 4 quốc gia ASEAN hàng đầu trong quan hệ thương mại với Ấn Độ.

Hiện Ấn Độ có 410 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,03 tỷ USD, đứng thứ 25/146 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 14 triệu USD.

Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Ông Jitin Prasada, Quốc vụ khanh phụ trách Điện tử và công nghệ thông tin Ấn Độ phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông Jitin Prasada, Quốc vụ khanh phụ trách Điện tử và công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết, cả Việt Nam và Ấn Độ đang tập trung vào công nghiệp sản xuất và có vai trò ngày càng cao trong kinh tế thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp hai nước có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư lâu dài.

Về phía Ấn Độ, nước này đang thảo luận về các chính sách hỗ trợ cho phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất xe ô tô, phát điện, xây dựng cảng biển, hàng không… “Hai nước có thể học hỏi mô hình phát triển của nhau, thúc đẩy liên kết cộng đồng doanh nghệp hai bên", ông Jitin Prasada bày tỏ mong muốn.

Điểm sáng trong hợp tác

Tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công to lớn của Ấn Độ trong phát triển nhanh, toàn diện, đạt được tăng trưởng kinh tế cao, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ do Thủ tướng Narendra Modi những năm qua.

Ấn tượng với sự tham gia đông đảo của đại diện cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng cho rằng, điều này thể hiện sự quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng vào tiềm năng hợp tác kinh tế song phương và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Lịch sử quan hệ Việt Nam-Ấn Độ bắt nguồn từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo từ hơn 2.000 năm trước và được hai lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Mahatma Gandhi gây dựng và vun đắp. Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành độc lập dân tộc.

Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Ấn Độ đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trải qua hơn 5 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện đã mở ra không gian hợp tác mới về chuỗi giá trị và tài nguyên chiến lược, an ninh kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, khoa học công nghệ, kết nối tài chính, nhân lực chất lượng cao, giáo dục, an ninh quốc phòng...

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại là điểm sáng, trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Việt Nam là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách Hành động hướng Đông.

Nhắc lại tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào ngày 3/9/2016, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 rằng: "Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ" và "quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và hội tụ những quan điểm về các vấn đề khác nhau trong khu vực và toàn cầu", người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng "việc đặt Việt Nam ở vị trí quan trọng, là "trọng tâm", "cầu nối" trong chính sách "Hành động hướng Đông" đã góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Ấn Độ nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng phát triển lên tầm cao mới”.

Theo Thủ tướng, để đạt được những thành công này, bên cạnh yếu tố nền tảng là quan hệ hữu nghị tốt đẹp lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc; sự hỗ trợ và quan tâm của Chính phủ hai nước, còn là sự góp sức và đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của các doanh nghiệp Ấn Độ đối với sự phát triển của kinh tế-xã hội Việt Nam, góp phần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong hơn 50 năm qua.

Tạo sự tin cậy cao cho doanh nghiệp hai nước

Thủ tướng cho rằng, có 5 yếu tố nền tảng đã hình thành sự tin cậy cao, thành công, hiệu quả giữa doanh nghiệp hai nước: Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; tin cậy chính trị cao; thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh tương đồng; ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ cũng dành thời gian phân tích về những yếu tố nền tảng cho sự phát triển, những định hướng lớn về kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị của Việt Nam.

Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới; đã ký 16 FTA với hơn 60 nước.

Việt Nam tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chú trọng rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực) dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đồng thời, làm mới các động lực truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo...). Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Năm 2023, thu hút FDI đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022; vốn FDI thực hiện đạt 23,2 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tạo kết nối lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, thúc đẩy hợp tác công-tư, huy động mọi nguồn lực phát triển, phát triển mạnh mẽ kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Ấn Độ đến đầu tư

Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao như công nghệ cao, điện tử, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Thủ tướng một lần nữa khẳng định với các doanh nghiệp Ấn Độ rằng, Việt Nam xem thành công của các nhà đầu tư là thành công của mình. Hai bên cần hợp tác trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có kết quả, sản phẩm cụ thể, mang lại hiệu quả cao", "cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển".

Hai bên cần tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đối thoại, kết nối đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh hiệu quả; thúc đẩy, triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới; tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hóa của Việt Nam tiếp cận được thị trường Ấn Độ và sớm mở thêm đường bay thẳng giữa hai nước.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển (ODA), trong đó tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng chiến lược, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số và hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau trong các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường đối thoại để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam; kịp thời báo cáo đối với các vấn đề vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ số, phân cấp, phân quyền, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đầu vào của người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực, cung ứng điện, quỹ đất sạch, thành lập các Tổ công tác liên ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ các nhà đầu tư…

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp Ấn Độ tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh (hydrogen), dược phẩm (đặc biệt là vaccine, thuốc điều trị các bệnh nan y), năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học…

Không chỉ vậy, Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp, nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng; coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ cao.

Đồng thời, thường xuyên có những khuyến nghị, tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ các rào cản trong quá trình sản xuất, kinh doanh và hoàn thiện thể chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của hai bên, trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện không ngừng phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam-Ấn Độ, Thủ tướng tin tưởng, hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương, góp phần đưa mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới, ngày càng đơm hoa, kết trái.

Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Cũng tại Diễn đàn, Thủ tướng và các đại biểu dự lễ công bố đường bay Đà Nẵng (Việt Nam) - Ahmedabad (bang Gunjarat, Ấn Độ) và đón hành khách thứ 200 triệu của Hãng hàng không Vietjet. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Việt Nam-Ấn Độ: Hướng đến mục tiêu thương mại song phương đạt 20 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao Biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp hai nước về hợp tác trong lĩnh vực hàng không, sân bay, logistics, dược phẩm… (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Ấn Độ mời Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước ngay sau khi bầu cử Hạ viện và Chính phủ nhiệm kỳ mới

Ấn Độ mời Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cấp Nhà nước ngay sau khi bầu cử Hạ viện và Chính phủ nhiệm kỳ mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước Ấn Độ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường thăm cấp Nhà nước Ấn Độ

Tối nay, ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm Ấn Độ ...

Thủ tướng đến sân bay quân sự Palam, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

Thủ tướng đến sân bay quân sự Palam, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ

22h45 (theo giờ địa phương) ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ấn Độ: Cột mốc tạo xung lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Ấn Độ: Cột mốc tạo xung lực cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Ấn Độ (30/7-1/8), Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú giàu nhất châu Á đang muốn đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tỷ phú giàu nhất châu Á đang muốn đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam

Ngày đầu tiên trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, sáng 31/7, tại thủ đô New Delhi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 6/8: Có phải người ấy đã thay lòng đổi dạ

Bài tarot hôm nay 6/8: Có phải người ấy đã thay lòng đổi dạ

Qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp về liệu người ấy có thay lòng đổi dạ hay không. Hãy rút một lá bài để tìm ...
Mức hưởng trợ cấp ốm đau khi tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Mức hưởng trợ cấp ốm đau khi tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội 2024, trong đó có quy định về mức hưởng trợ cấp ốm đau khi tham gia BHXH bắt buộc từ ...
Lương hưu được điều chỉnh thế nào từ ngày 1/7/2025?

Lương hưu được điều chỉnh thế nào từ ngày 1/7/2025?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/7/2025.
Việt Nam chung tay cùng Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới phát triển công nghiệp văn hoá

Việt Nam chung tay cùng Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới phát triển công nghiệp văn hoá

Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 43 đã khai mạc tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 8/2024

Cập nhật bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 8/2024

Bảng giá xe Yamaha Grande mới nhất tháng 8/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hé lộ hình ảnh iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max trước thềm ra mắt

Hé lộ hình ảnh iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max trước thềm ra mắt

Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa, bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ chính thức được Apple cho ra mắt thị trường hứa hẹn sở ...
Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại trong nửa ngày và nguy cơ đẩy Trung Đông đến bờ vực

Hai vụ sát hại thủ lĩnh Hamas và Hezbollah dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza và có thể đẩy Trung Đông vào cuộc xung đột quy mô lớn hơn...
BRICS vươn tầm ảnh hưởng

BRICS vươn tầm ảnh hưởng

Việc Malaysia nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) cho thấy tầm ảnh hưởng của nhóm này đã không còn chỉ là những dự đoán.
Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Động thái mới của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề đặt ra

Bất chấp xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du nước ngoài dài nhất, đến châu Á-Thái Bình Dương.
Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Bầu cử tổng thống Venezuela: Phép thử hòa giải

Không chỉ lựa chọn người lãnh đạo đất nước tiếp theo, cuộc bầu cử tổng thống Venezuela còn là phép thử cho nỗ lực hòa giải ở đất nước Nam Mỹ này.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Khi Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều đồng minh của nước này có thể mất đi quyền định giá ...
Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Quy định về thị thực được nới lỏng, nhưng sự suy yếu của đồng tiền làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với việc thuê lao động nước ngoài
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Phiên bản di động