“Việt Nam cam kết tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng”

Chiều nay, 26/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và có bài phát biểu tại Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản. TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

"Lời đầu tiên, tôi xin nồng nhiệt chào mừng quý vị, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản- những người bạn của Việt Nam, tham dự Đối thoại chính sách kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam hội nhập và phát triển”. Đây là hoạt động đầu tiên của tôi trong chương trình thăm Nhật Bản và dự Hội nghị G7 trên cương vị Thủ tướng Chính phủ.

Thưa quý vị,

Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều điểm tương đồng. Người dân cả hai nước chúng ta hằng ngày ăn cơm bằng bát nhỏ và dùng đũa, trong lao động luôn coi trọng sự cần cù, hợp tác giúp đỡ; cởi mở, hiếu khách trong giao tiếp. Mùa xuân Việt Nam có hoa đào và giữa tháng 4/2016, Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tổ chức tại hơn 10 tỉnh của Việt Nam được người dân chúng tôi vui mừng chào đón. Ngài cựu Thủ tướng Nhật Yukio Hatoyama đã từng nói tình bằng hữu Việt-Nhật được xây đắp từ những tương đồng “cùng chung nhịp đập trái tim” và ngày mai tôi sẽ dậy thật sớm đi thăm Đền Ise Shima để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn các giá trị Nhật Bản và “cùng chung nhịp đập trái tim” với các bạn.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” đang trải qua giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, góp phần tích cực phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam, nổi bật gần đây nhất là Cầu Nhật Tân- nhịp cầu kết nối bền vững tình hữu nghị Việt-Nhật. Về đầu tư, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 3.000 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 39 tỷ USD. Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam với cán cân thương mại cân bằng, các sản phẩm có tính bổ trợ nhau.

viet nam cam ket tao moi truong kinh doanh dau tu thong thoang
Thủ tướng phát biểu tại buổi Đối thoại. Ảnh: VGP

Hai nước chúng ta hiện nay đang tích cực triển khai ”Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” tập trung vào các ngành công nghiệp điện tử; chế biến nông sản, thủy sản; môi trường và tiết kiệm năng lượng; máy nông nghiệp; đóng tàu; công nghiệp và phụ tùng ô tô. Giao lưu nhân dân cũng đạt kết quả ấn tượng, năm 2015 có trên 855.000 lượt người hai nước đi thăm lẫn nhau, trong đó có 670.000 lượt người Nhật Bản sang Việt Nam kinh doanh, du lịch và khoảng 185.000 lượt người Việt Nam đi thăm, làm việc tại Nhật Bản. Đặc biệt, hiện nay có trên 15.000 du học sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản.

Thưa quý vị,

Giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2015, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng gần 6,7%, cao nhất kể từ năm 2011, là một trong 6 nền kinh tế mới nổi tăng trưởng cao nhất năm 2015. Với dân số 92 triệu người và GDP bình quân đầu người đạt hơn 2.100 USD, quy mô và sức mua của thị trường Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định của châu Á.

Việt Nam là nền kinh tế mở với quy mô thương mại lớn hơn Indonesia, Phillippines và đang tiệm cận mức của Malaysia, Thái Lan. Kim ngạch thương mại giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân khoảng 15%, đạt 330 tỷ USD năm 2015 (gấp 1,6 lần quy mô GDP), định hướng đến năm 2020 đạt khoảng 600 tỷ USD. Việt Nam đã thu hút gần 290 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với trên 22.000 dự án từ 114 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã giải ngân được gần 145 tỷ USD. Hiện đang có nhiều tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đầu tư kinh doanh thành công ở Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và những Tập đoàn hàng đầu như Toyota, Misubishi, Honda, Sony... Chúng tôi trân trọng sự đóng góp quý báu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

viet nam cam ket tao moi truong kinh doanh dau tu thong thoang
Các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trao đổi bên lề Đối thoại. Ảnh: H.V

Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế. Chúng tôi đã tham gia Cộng đồng ASEAN (với dân số 650 triệu người, GDP đạt 2.500 tỷ USD), đã ký 13 hiệp định Thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định TPP mà Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên. Thời gian tới, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác, trong đó có tất cả 7 thành viên G7 và 15/20 thành viên Nhóm G20.

Thưa quý vị,

Chúng tôi hiểu rằng những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, hiện nay môi trường đầu tư, kinh doanh Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Chúng tôi quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế, trong ba năm tới, nhiều doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán, đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nước ngoài nói chung tham gia đầu tư, trở thành cổ đông chiến lược.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và minh bạch. Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh thuận lợi ngang mức bình quân ASEAN-4 trong năm 2017 về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, tiếp cận điện năng.

Thứ ba, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng đô thị, khuyến khích đầu tư theo mô hình đối tác công-tư (PPP) để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư và kinh doanh khai thác các công trình hạ tầng.

Thứ tư, phát triển nhân lực được coi là một khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực tư nhân, kể cả đầu tư nước ngoài cho đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khuyến khích tinh thần “khởi nghiệp”, nhất là trong thanh niên trẻ, phấn đấu có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.

Thưa quý vị,

Thủ tướng Shinzo Abe đã từng nói về quan hệ Việt-Nhật: Hai nước chúng ta chia sẻ thử thách giống nhau trong lúc hai nền kinh tế có thể hỗ trợ lẫn nhau. Để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, tôi xin nêu với các bạn một số định hướng lớn sau:

Về đầu tư, chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các dự án thuộc 6 nhóm lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghiệp hóa giữa Việt Nam-Nhật Bản, các dự án phát triển hạ tầng, dự án theo hình thức PPP, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, tham gia đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm đối với các dự án khởi nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về thương mại, với việc triển khai Hiệp định TPP, chúng ta hoàn toàn có khả năng nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 60 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt như xoài, vải, thanh long… và mong muốn tiếp tục đưa nhiều hơn các mặt hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, điện tử, linh kiện Made in Việt Nam đến với người tiêu dùng Nhật Bản. Người Việt Nam ưa chuộng hàng hóa Made in Japan, chúng tôi sẵn sàng đón nhận các mặt hàng có chất lượng, công nghệ cao từ Nhật Bản.

Về du lịch, chúng ta tăng cường hợp tác để phấn đấu trong thời gian tới số người đi thăm qua lại giữa hai nước sẽ tăng gấp đôi hiện nay lên khoảng 1,5 triệu lượt người. Việt Nam có nhiều danh thắng được UNESCO ghi danh và còn rất nhiều điểm đến hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của khách du lịch Nhật Bản như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... Hai bên cần sớm mở thêm các đường bay thẳng và đề nghị Nhật Bản đơn giản hoá thủ tục visa cho du khách Việt Nam.

Thưa quý vị,

Với phương châm thành công của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chính là thành công của chúng tôi, Chính phủ Việt Nam cam kết tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như thông lệ quốc tế trong giai đoạn phát triển mới. Chúng tôi chào đón các bạn tại Việt Nam và tin tưởng rằng các bạn sẽ thành công tại đất nước của chúng tôi."

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động