Việt Nam - Campuchia ký văn kiện pháp lý phân giới cắm mốc biên giới

TGVN. Các văn kiện pháp lý về phân giới cắm mốc biên giới gồm Hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam - Campuchia; Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đã được ký kết sáng 5/10 tại Hà Nội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi Phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia: Chuyện người trong cuộc
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi Cuộc họp Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc Việt Nam-Campuchia
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Thủ tướng hai nước ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia.

Lễ ký kết diễn ra tại Hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia 2006-2019 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hunsen đồng chủ trì. Tham dự còn có quan chức cấp cao hai bên, đại diện các tỉnh thành có đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, hai văn kiện trên, cùng với các văn kiện pháp lý về biên giới đã ký kết trước đây, tạo thành “khung pháp lý cho quản lý và phát triển đường biên giới Việt Nam - Campuchia đảm bảo giữa vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội biên giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu hữu nghị, nâng cao đời sống nhân dân biên giới, xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia thành đường biên giới hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển bền vững”.

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, lễ ký hôm nay là tuyên bố mạnh mẽ của 2 quốc gia, độc lập, có chủ quyền là Việt Nam và Campuchia “về ý chí, quyết tâm hợp tác, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích của nhau, bình đẳng, cùng có lợi vì hạnh phúc phồn vinh của nhân dân 2 nước”.

Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian tới, hai bên tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa nhằm đảm bảo thành quả 84% công tác phân giới cắm mốc sẽ được báo cáo cơ quan có thẩm quyền hai nước để hai văn kiện pháp lý này đi vào thực tiễn. Cùng với đó, khoảng 16% đường biên giới chưa được phân giới cắm mốc, lãnh đạo hai nước tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc để sớm hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là các điều ước quốc tế có liên quan được ký kết giữa hai nước.

Ngoài ra, do công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia chưa hoàn thành toàn bộ, công tác quản lý, giữ gìn trật tự, trị an khu vực biên giới cần chú trọng thực hiện theo hướng: Tiến hành quản lý theo đường biên, mốc giới đã được mô tả trong nghị định phân giới cắm mốc những khu vực đã hoàn thành phân giới cắm mốc. Tiếp tục quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều II Hiệp ước bổ sung 2005 với những khu vực chưa hoàn thành phân giới cắm mốc.

Bên cạnh đó, hai bên cũng cần hợp tác xây dựng ngay Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và quản lý cửa khẩu biên giới mới để thay thế Hiệp định ký năm 1983 cho phù hợp với tình hình mới.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Hun Sen cho rằng, lễ ký 2 văn kiện lịch sử hôm nay đã cho thấy “tiến độ giải quyết vấn đề biên giới hai nước đã tiến một bước đáng tự hào”. Theo ông, thành tựu này “xuất phát từ nỗ lực trong tìm kiếm giải pháp chung trên tình hữu nghị anh em, sự cảm thông lẫn nhau và là người bạn mấy chục năm qua”.

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh, “Chính phủ Hoàng gia Campuchia kiên quyết lập trường xây dựng đường biên giới Campuchia - Việt Nam dựa trên luật pháp quốc gia, quốc tế và thông lệ thực tiễn quốc tế về việc chấp nhận nguyên tắc đường biên giới không thể thay đổi mà thực dân Pháp đã để lại để tiếp tục làm cơ sở vững chắc nhằm hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước chúng ta”.

Việt Nam – Campuchia là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới trên đất liền đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 9 tỉnh biên giới của Campuchia với điểm khởi đầu là ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia - Lào và điểm kết thúc là vị trí cột mốc số 314 nằm trên bờ biển giữa tỉnh Kiên Giang của Việt Nam và tỉnh Kampot (Campuchia).

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc giới quốc gia, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc đất liền Việt Nam – Campuchia, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung trình bày báo cáo tổng kết công tác phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam – Campuchia 2006 – 2019.

Tại Hội nghị, thay mặt Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc (PGCM) hai nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phía Việt Nam Lê Hoài Trung đã trình bày báo cáo tổng kết công tác PGCM biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia từ năm 2006 đến nay và Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phía Campuchia Var Kim Hong đã trình bày kế hoạch thực hiện công tác PGCM trong thời gian tới.

Từ năm 2006, Việt Nam - Campuchia đã tái khởi động công tác PGCM trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước căn cứ theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 2005. Đến nay, hai bên đã hoàn thành PGCM đối với khoảng 1.045km đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, xây dựng được 315 cột mốc chính, 1.511 cột mốc phụ và 221 cọc dấu, tức là đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác PGCM trên toàn tuyến.Tính đến nay, trung bình trên toàn tuyến biên giới đã PGCM cứ 670m có một cột mốc hoặc cọc dấu. Thời gian tới, hai bên sẽ tiến hành triển khai công tác quản lý biên giới theo kết quả PGCM tại những khu vực đã hoàn thành PGCM, đồng thời tiếp tục nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn nữa để hoàn thành 16% khối lượng công tác PGCM còn lại.

Hội nghị Tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2006-2019 và Lễ ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trong tiến trình giải quyết biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Cùng với các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết trong những năm 1983, 1985, 2005, Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư PGCM và hệ thống mốc giới khang trang, hiện đại, bền vững đã cắm trên thực địa đã góp phần nâng cao chất lượng và hoàn thiện đường biên giới Việt Nam - Campuchia cả về mặt pháp lý và thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc nhận biết đường biên giới trên thực địa, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý biên giới trong tình hình mới, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đưa khu vực biên giới trở thành khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển vì phồn vinh, hạnh phúc của nhân dân hai bên biên giới nói riêng và nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung.

Đây là đóng góp thiết thực vào việc tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia, đồng thời cũng tạo tiền đề và cơ sở pháp lý vững chắc để hai bên tiếp tục hợp tác giải quyết toàn bộ vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước.

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen xem một số hình ảnh trưng bày tại Hội nghị.
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ ký Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi
Hai Thủ tướng chứng kiến Lễ ký phụ lục bản đồ đính kèm Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.
viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi Việt Nam và Campuchia họp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền

Từ ngày 29-30/8, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức Cuộc họp cấp Chủ tịch Ủy ban liên ...

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi Ông Lê Hoài Trung vào Ban chỉ đạo, đàm phán biên giới, lãnh thổ

Thủ tướng Chính phủ vừa Quyết định cử ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao tham gia các Ban chỉ đạo, các đoàn ...

viet nam campuchia ky van kien phap ly phan gioi cam moc bien gioi Đường biên rõ ràng, hợp tác thuận tiện

Thống nhất phương án khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch ở khu vực cửa sông Bắc Luân và thác Bản ...

Minh Nhật

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày 1/9: Ba miền đều có mưa rào, giông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 1/9: Ba miền đều có mưa rào, giông rải rác

Ngày 1/9, hầu hết các khu vực trong cả nước đều có mưa rào và giông.
'Tượng đài nhan sắc' và quan niệm hạnh phúc của ca sĩ Mỹ Tâm

'Tượng đài nhan sắc' và quan niệm hạnh phúc của ca sĩ Mỹ Tâm

Hơn 2 thập niên hoạt động nghệ thuật, độ hot của ca sĩ Mỹ Tâm chưa từng có dấu hiệu giảm.
Giá tiêu hôm nay 1/9/2024: Bất ngờ tăng vọt, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu bị cạnh tranh, thị trường xuất hiện thông tin trái chiều

Giá tiêu hôm nay 1/9/2024: Bất ngờ tăng vọt, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu bị cạnh tranh, thị trường xuất hiện thông tin trái chiều

Giá tiêu hôm nay 1/9/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng vọt ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 1/9/2024: Giá vàng lao dốc từ đỉnh, kết thúc màn trình diễn ngoạn mục, quý kim ‘cạn kiệt năng lượng’? Vàng nhẫn giảm giá

Giá vàng hôm nay 1/9/2024: Giá vàng lao dốc từ đỉnh, kết thúc màn trình diễn ngoạn mục, quý kim ‘cạn kiệt năng lượng’? Vàng nhẫn giảm giá

Giá vàng hôm nay 1/9/2024, giá vàng lao dốc sau một loạt màn trình diễn ấn tượng trong suốt mùa Hè. Giá vàng nhẫn giảm cùng chiều.
Một nước châu Âu tuyên bố không từ bỏ khí đốt Nga, mới có 'bước tiến' với Gazprom

Một nước châu Âu tuyên bố không từ bỏ khí đốt Nga, mới có 'bước tiến' với Gazprom

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố, an ninh năng lượng của đất nước này không thể bảo đảm nếu không có khí đốt Nga.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

‘Khai tử’ hệ thống 2G, tính toán giá bán điện bình quân, quy định bảng lương doanh nghiệp nhà nước… là những chính sách có hiệu lực từ tháng
Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Dù thời gian tại vị ngắn nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vẫn quyết định lên kế hoạch thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.
New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ đặc biệt cả về nội dung, hình thức, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt với nhân dân hai nước và thế giới.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc mong đợi bà Harris nếu thắng cử sẽ nhận thức rõ trách nhiệm thực thi các thỏa thuận Mỹ-Trung Quốc đã đạt được.
Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Nhiều quốc gia châu Phi đang đấu tranh để giành vị trí trong HĐBA LHQ cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói của đất nước.
Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia NATO, bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.
Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, xóa bỏ 'lằn ranh đỏ'.
Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

An ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới tại Anh.
Phiên bản di động