Việt Nam – Chile: Tiếp tục phát triển quan hệ đối tác toàn diện

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Chile, ông Sebastian Pinera và Phu nhân tới Việt Nam từ ngày 21 đến 25/5, theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác toàn diện hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 ở cấp nguyên thủ của nhà nước Chile kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Sebastian Pinera hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Chile tại Hà Nội, thăm và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang.

Chile và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971 và Chile là nước thứ hai ở khu vực Mỹ Latinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau Cuba. Trải qua hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Chile tiếp tục phát triển theo hướng thực chất và hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã có nhiều tiếp xúc, gặp gỡ, gần đây nhất là cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Sebastian Pinera tại Hội nghị Cấp cao APEC 19 (11/2011) và chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Chile thăm Việt Nam (3/2012). Đặc biệt trong các vấn đề quốc tế, hai nước đã có sự hợp tác hết sức chặt chẽ trên các diễn đàn APEC, Liên hợp quốc...

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 2/2012, Chủ tịch Thượng viện Chile Guido Girardin Lavín nhấn mạnh dù hai nước cách xa nhau hàng vạn dặm, nhưng Chile luôn coi Việt Nam là đối tác ưu tiên và chiến lược. Mối quan hệ đó được xuất phát ngay từ đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước, khi cố Tổng thống Chile Salvador Allende đến thăm Việt Nam và hội kiến với Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5/1969. Mối quan hệ truyền thống tốt đẹp của hai nước cũng thể hiện ở sự giúp đỡ của Chile dành cho Việt Nam trong những năm kháng chiến trước đây và công cuộc đổi mới đất nước ngày nay.

Các phát biểu của lãnh đạo Chile trong nhiều buổi tiếp xúc cấp cao đều thể hiện sự coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, nhất là về kinh tế thương mại, khẳng định coi Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chính sách hướng sang Đông Nam Á của nước này, sẵn sàng làm cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam đi vào thị trường khu vực. Đây cũng là cánh cửa quan trọng để hai nước mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai khu vực ASEAN và Mercosur. Hai nước cần sớm nghiên cứu mở đường bay thẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi giao thương giữa hai nước.

Hiện Việt Nam và Chile đã ký gần 20 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực như kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, khai mỏ, nông nghiệp, du lịch, văn hóa. Việt Nam và Chile ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii tháng 11/2011, sau 8 vòng đàm phán trong 3 năm. Theo khẳng định của Chủ tịch Thượng viện Chile Guido Girardin Lavín trong chuyến thăm Việt Nam mới đây, Quốc hội Chile sẽ sớm phê duyệt FTA đã được ký kết giữa hai nước để làm cơ sở quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương. Hiện chính phủ hai nước cũng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Cơ chế Ủy ban liên Chính phủ được hai nước thỏa thuận dự kiến sẽ sớm khởi động.

Cũng liên quan đến hợp tác thương mại, mặc dù trao đổi kinh tế - thương mại hai chiều mấy năm qua duy trì đà tăng trên 30%/năm (năm 2009 đạt hơn 264 triệu USD; 2010 đạt gần 386 triệu USD và 2011 đạt 499 triệu USD) song sự hợp tác này vẫn còn phát triển chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Tiếp Chủ tịch Thượng viện Chile Guido Girardin Lavín tại Hà Nội ngày 27/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh kim ngạch thương mại giữa hai nước mới chỉ đạt khoảng 500 triệu USD là chưa tương xứng với tiềm năng, cho rằng khi FTA giữa hai nước được phê chuẩn và có hiệu lực sẽ đưa quan hệ thương mại giữa hai nước lên những mức phát triển mới.

Hiện Chile là nước có doanh số thương mại đứng thứ 2 ở Mỹ Latinh và quan trọng hơn Chile là quốc gia đã thiết lập khu vực mậu dịch tự do với Việt Nam nên quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Chile là nước có thế mạnh trong các lĩnh vực: khai khoáng, luyện kim, đánh cá (là nước sản xuất bột cá lớn nhất thế giới), rượu vang, chế biến thực phẩm và đây cũng là những ngành nhập khẩu chính của Việt Nam từ Chile. Việt Nam xuất sang Chile chủ yếu là các mặt hàng giày dép, dệt may, cà phê, đồ nhựa, rau quả, đồ gỗ.

Quốc Chính

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động