Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD

Bảo Chi
Ngày 9/2, tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 2 Chương trình khu vực Đông Nam Á (SEARP) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc, Việt Nam và Australia đã chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP nhiệm kỳ 2022-2025 từ Thái Lan và Hàn Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị SEARP. (Nguồn: TTXVN)
Các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị SEARP. (Nguồn: TTXVN)

Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng và Trưởng đoàn của 38 nước thành viên OECD, các thành viên ASEAN, Tổng Thư ký OECD, Tổng Thư ký ASEAN và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chung Eui-Yong nhấn mạnh, ASEAN là trọng tâm trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc; Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với ASEAN nhằm đóng góp xây dựng một ASEAN xanh, thông minh và bao trùm hơn.

Tổng Thư ký OECD Mathias Cormann cũng khẳng định, ASEAN là khu vực ưu tiên chiến lược; OECD mong muốn thúc đẩy hợp tác và hỗ trợ các thành viên ASEAN trong cải cách kinh tế, gắn kết và ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn của OECD.

Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và OECD. Tổng Thư ký OECD và Tổng Thư ký ASEAN ký qua hình thức trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và OECD. Tổng Thư ký OECD và Tổng Thư ký ASEAN ký qua hình thức trực tuyến. (Nguồn: TTXVN)

Hội nghị đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) ASEAN-OECD giữa hai Tổng Thư ký ASEAN và OECD. Với 31 lĩnh vực hợp tác, MOU tạo khuôn khổ quan trọng để nâng tầm quan hệ đối tác giữa ASEAN và OECD trong thời gian tới.

Ngay sau Lễ khai mạc, các Bộ trưởng đã tiến hành hai Phiên thảo luận quan trọng về “Xây dựng một ASEAN thông minh hơn vì một tương lai bao trùm” và “Bảo đảm phục hồi xanh hướng tới một ASEAN tự cường hơn”.

Các Bộ trưởng đã nhất trí nhiều chương trình hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là trong những lĩnh vực như đào tạo kỹ năng số, phát triển thành phố thông minh, thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục du lịch và quản trị số….

Hội nghị cũng thảo luận nhiều nội dung hợp tác nhằm hỗ trợ các nước trong khu vực về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, công nghệ thân thiện môi trường, nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu….

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai Chương trình Đông Nam Á của OECD. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 3 lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác OECD và ASEAN trong thời gian tới.

Một là, OECD tiếp tục hỗ trợ, phối hợp tư vấn chính sách cho ASEAN và các nước khu vực trong quá trình chuyển đổi số. OECD và các thành viên ASEAN cần đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu, xây dựng chính sách trong những lĩnh vực có ý nghĩa thiết thực như quản trị thông minh, chính phủ số, mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số, thương mại điện tử, an ninh mạng…

Bộ trưởng đề nghị OECD và các thành viên tăng cường hỗ trợ ASEAN triển khai hiệu quả Khung tổng thể về phục hồi ASEAN, Chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 ASEAN, Kế hoạch tổng thể số ASEAN đến năm 2025 và các chương trình hành động khác về chuyển đổi số.

Hai là, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ số hóa, được đào tạo và tiếp cận công nghệ số, trong đó chú trọng đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong chuyển đổi số, tăng cường quan hệ đối tác công - tư.

Ba là, OECD tăng cường hợp tác, hỗ trợ ASEAN phát triển nền kinh tế ít carbon, thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26 hướng đến tương lai xanh hơn và bền vững hơn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị OECD và các nước thành viên tăng cường hợp tác với Việt Nam trong phát triển kinh tế số, thực hiện Chương trình quốc gia về chuyển đổi số đến năm 2030 và đạt các mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP (năm 2025) và 30% GDP (năm 2030); hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung “Một tương lai lấy con người làm trung tâm – Quan hệ đối tác vì một ASEAN thông minh hơn, xanh hơn và bao trùm hơn”, khẳng định cam kết mạnh mẽ của OECD và các nước Đông Nam Á tăng cường hợp tác nhằm phục hồi kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và tăng trưởng xanh.

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD
Việt Nam và Australia chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan. (Nguồn: TTXVN)

Tại Lễ bế mạc Hội nghị, Australia và Việt Nam đã chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025 từ Hàn Quốc và Thái Lan.

Phát biểu ngay sau khi đảm nhận trọng trách này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cảm ơn các thành viên OECD và ASEAN; khẳng định Việt Nam vinh dự được tín nhiệm lựa chọn đảm nhiệm vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình trong giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực.

Đánh giá cao vai trò lãnh đạo và đóng góp của hai Đồng Chủ tịch nhiệm kỳ 2018-2021 là Hàn Quốc và Thái Lan, Bộ trưởng khẳng định, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Australia, Ban Thư ký OECD và các thành viên tiếp tục thúc đẩy hoạt động của SEARP nhằm đóng góp thiết thực cho phục hồi và phát triển kinh tế khu vực, với phương châm xuyên suốt là đặt người dân ở vị trí trung tâm của phục hồi và phát triển.

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu sau khi Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP giai đoạn 2022- 2025. (Nguồn: TTXVN)

Hội nghị Bộ trưởng SEARP lần thứ 2 đã thành công tốt đẹp với những kết quả mang tính dấu ấn. Với những định hướng được thông qua tại Tuyên bố chung và MOU OECD - ASEAN, vai trò Đồng Chủ tịch của Australia và Việt Nam, Chương trình SEARP sẽ tiếp tục là cầu nối tăng cường hợp tác, gắn kết giữa OECD với Đông Nam Á, mang lại những lợi ích thiết thực cho các nước trong khu vực.

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD. (Nguồn: TTXVN)

Trong dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng SEARP lần thứ 2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký OECD và ông Stanislav Rascan, Quốc vụ khanh, Quyền Bộ trưởng hợp tác phát triển Slovenia.

Tổng Thư ký Mathias Cormann đã chúc mừng thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đánh giá cao Việt Nam đã được các thành viên SEARP tín nhiệm bầu giữ vai trò Đồng Chủ tịch Chương trình SEARP; tin tưởng với vai trò, vị thế và uy tín trong khu vực, Việt Nam cùng với Australia sẽ tiếp tục thúc đẩy các hoạt động của Chương trình.

Tổng Thư ký OECD cũng khẳng định, OECD và các nước thành viên sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong các nỗ lực phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Stanislav Rascan, Quốc vụ khanh, Quyền Bộ trưởng hợp tác phát triển Slovenia.

Tại cuộc tiếp Quốc vụ khanh, Quyền Bộ trưởng hợp tác phát triển Slovenia, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác thực chất nhiều mặt Việt Nam-Slovenia, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, đồng thời tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương.

Việt Nam-thành viên tích cực của SEARP, đối tác quan trọng của OECD

Việt Nam-thành viên tích cực của SEARP, đối tác quan trọng của OECD

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có những hợp tác chặt chẽ, thực chất và hiệu quả với Tổ chức Hợp tác và Phát ...

OECD bắt đầu quá trình mở rộng thành viên

OECD bắt đầu quá trình mở rộng thành viên

Ngày 25/1, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, đã bắt đầu đàm phán để các nước Brazil, Argentina, Peru, ...

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Hơn 300 công ty Trung Quốc xuất hiện tại Triển lãm phụ tùng ô tô quốc tế Kazakhstan

Xe sử dụng năng lượng mới của Trung Quốc được khách hàng quan tâm tại Triển lãm Phụ tùng Ô tô Quốc tế được tổ chức tại Astana, Kazakhstan.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/4 và sáng 22/4: Lịch thi đấu bán kết Cup FA - Coventry City vs MU; La Liga vòng 33 - Real Madrid ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số ngày 20 tháng 4

XSMN 20/4 - xổ số hôm nay 20/4. trực tiếp xổ số miền Nam hôm nay 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. kết quả xổ số ngày ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 20/4 - SXMN 20/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 20/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 20/4 - SXMN 20/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 20/4/2023. kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. xổ số hôm nay 20/4. SXMN 20/4. XSMN ...
‘Miền đất hứa’ cho xe điện

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

Cùng những nỗ lực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hiện nay, việc mở rộng sử dụng xe điện trong các nước khu vực ASEAN dự báo ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động