Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ

Nhật Linh, Xuân Sơn
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học “Xu thế hình thành trật tự quốc tế số đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ
Hội thảo có sự tham dự của hơn 50 đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia, học giả, nghiên cứu viên đến từ các đơn vị, viện nghiên cứu thuộc bộ, ban ngành, cơ quan nghiên cứu có liên quan. (Ảnh: Xuân Sơn)

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Đề tài “Dự báo Cục diện thế giới đến năm 2030 và hàm ý đối với Việt Nam”, thuộc Chương trình cấp Bộ Ngoại giao về “Dự báo môi trường đối ngoại của Việt Nam đến năm 2030”, mã số CT03-BNG/24-25.

Sự kiện có sự tham dự của hơn 50 đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia, học giả, nghiên cứu viên đến từ các đơn vị, viện nghiên cứu thuộc các ban, bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu có liên quan như các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Viện Dầu khí Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh, trong thời gian qua, các xu thế về công nghệ số đã và đang có tác động rất lớn đến tình hình trật tự quốc tế. Sự quan tâm của quốc tế đối với xu thế công nghệ số và trật tự số trong thời gian qua cũng ngày càng rõ nét, điển hình như việc Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vừa thông qua Hiệp ước tương lai, trong đó bao gồm Thỏa thuận số Toàn cầu (Gobal Digital compact), các nước lớn đưa ra ngày càng nhiều sáng kiến mới về công nghệ.

TS. Phạm Lan Dung nhận định, tình hình thế giới thời gian tới diễn biến phức tạp, khó lường, do vậy, việc đánh giá, dự báo về xu thế phát triển công nghệ trong 10-15 năm tới sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ
TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Xuân Sơn)

Trong khi đó, TS. Nguyễn Việt Lâm, Chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Đề tài “Dự báo Cục diện thế giới đến năm 2030 và hàm ý đối với Việt Nam” cho biết, cạnh tranh chiến lược công nghệ Mỹ-Trung Quốc đã và đang tác động sâu sắc đến sự thay đổi và định hình của trật tự quốc tế, bao gồm trật tự quốc tế số.

Thay mặt nhóm Đề tài, TS. Nguyễn Việt Lâm chia sẻ nghiên cứu về ba kịch bản liên quan tới xu thế hình thành trật tự quốc tế số thời gian tới, gồm:

Kịch bản có khả năng cao: Trật tự quốc tế số bị chia cắt thành hai cực gồm phương Tây và phương Đông, giữa Mỹ và Trung Quốc;

Kịch bản có khả năng xảy ra vừa: Trật tự công nghệ đa cực, theo đó, các tập đoàn công nghệ đóng vai trò như các cực, thống trị không gian số và là chủ thể chính trong trật tự số toàn cầu, định hình hệ tư tưởng, nền chính trị và các hoạt động kinh tế;

Kịch bản có khả năng xảy ra thấp: Mỹ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ và áp đặt trật tự quốc tế về công nghệ lên các quốc gia khác.

Việt Nam chú trọng nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ
TS. Nguyễn Việt Lâm, Chuyên viên cao cấp Bộ Ngoại giao trình bày tại Hội thảo. (Ảnh: Xuân Sơn)

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã trình bày nhiều tham luận với góc nhìn đa chiều, chuyên sâu về xu thế hình thành trật tự quốc tế số và các vấn đề liên quan. Trong đó, các đại biểu đặc biệt tập trung hướng thảo luận về nội hàm, đặc điểm và các vấn đề đặt ra đối với trật tự quốc tế số trong tương lai.

Một số đại biểu cho rằng, trật tự quốc tế số hiện do nước lớn và các tập đoàn công nghệ hàng đầu chi phối; khoảng cách về công nghệ giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, Bắc Bán cầu và Nam Bán cầu ngày càng chênh lệch, bất đối xứng; nguy cơ các nước đang phát triển phụ thuộc công nghệ số do các nước lớn kiểm soát.

Bên cạnh đó là các vấn đề nổi lên, tạo ra thách thức cho việc phát triển công nghệ và định hình trật tự quốc tế số như sự khác biệt về tầm nhìn giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế trong áp dụng công nghệ số giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, giám sát dịch bệnh; nguy cơ gia tăng bất đồng, cạnh tranh và thậm chí là xung đột giữa các nước lớn trong áp đặt về chủ quyền không gian mạng

Ngoài ra, luật pháp và các điều ước quốc tế về công nghệ số chưa được hoàn thiện và thúc đẩy nhất quán, việc diễn giải và áp dụng luật quốc tế trên không gian mạng còn nhiều khác biệt. Hiện mới chỉ có công ước của Hội đồng châu Âu về trí tuệ nhân tạo và các quyền dân chủ con người có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực số. LHQ mới đây đã thông qua dự thảo Công ước LHQ về phòng chống tội phạm mạng.

Trong bối cảnh trật tự quốc tế số đang dần hình thành, nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu đã bao trùm các vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt và xử lý. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam tiếp tục đặt chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu và coi đó là sự lựa chọn không thể đảo ngược song song với việc nâng cao tự chủ chiến lược, tự lực tự cường về công nghệ; tiếp tục thúc đẩy và phát triển ngoại giao số, ngoại giao khoa học công nghệ, ngoại giao đổi mới sáng tạo thành các trụ cột của của ngoại giao phục vụ phát triển; cần tranh thủ sáng kiến của các nước lớn về công nghệ và chuyển đổi số; hoàn thiện khung thể chế và chính sách; tăng cường nghiên cứu, đánh giá, đóng góp vào việc định vị Việt Nam trong bản đồ phát triển công nghệ số của khu vực và quốc tế.

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác nâng cao năng lực phòng, chống khủng bố

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hợp tác nâng cao năng lực phòng, chống khủng bố

Ngày 2/8, cuộc huấn luyện chung phòng, chống khủng bố "Hợp tác 2024" giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tại một cơ ...

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phát triển quan hệ với Hàn Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ...

Nâng cao năng lực tiếng Anh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ

Nâng cao năng lực tiếng Anh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ

Ngày 17/8, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), phối hợp với Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Công ...

Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư

Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư

Sáng nay (11/9), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và ...

Áp dụng công nghệ vào giảng dạy và học tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên trong thời đại AI

Áp dụng công nghệ vào giảng dạy và học tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên trong thời đại AI

Công nghệ có thể cung cấp những công cụ đo lường nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như JCW, Countryman, 3 Door và 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Kết quả xổ số hôm nay, 15/11: XSMN 15/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 15/11: XSMN 15/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 15/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 15/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 15/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Trình diễn trang phục dân tộc, Hoa hậu Kỳ Duyên ghi điểm với người hâm mộ

Trình diễn trang phục dân tộc, Hoa hậu Kỳ Duyên ghi điểm với người hâm mộ

Hoa hậu Kỳ Duyên được khen trình diễn tự tin trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo Kiến tạo tương lai trí tuệ ...
Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Mở rộng, tôn tạo cảnh quan công viên tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Zalaegerszeg

Công trình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng sinh động cho quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, sự gắn kết trường tồn giữa Việt ...
Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Đại sứ Lê Quang Long: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Dominica

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Cộng hòa Dominica.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva.
Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

Nói về quan hệ Việt Nam-Peru trong 30 năm qua và hướng tới giai đoạn mới, Đại sứ Bùi Văn Nghị mô tả bằng 3 từ: thực chất, gắn kết và triển vọng.
Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Giáo sư Ahn Kyong-hwan: Sứ giả văn hóa mang tâm hồn Hàn-Việt

Với tình yêu dành cho Việt Nam, Giáo sư Ahn Kyong-hwan xứng đáng là 'sứ giả văn hóa' giữa hai quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Phiên bản di động