Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ

Nguyễn Hồng
Theo Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển, với tiềm năng công nghệ to lớn và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo tham quan triển lãm ảnh các hoạt động của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.

Tối 25/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ 20/3 và 25 năm Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội (năm 1997).

Tham dự về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành Trung ương, địa phương.

Về phía Pháp ngữ có Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, các Bộ trưởng, tổ chức quốc tế và các doanh nhân Pháp ngữ; Đại sứ một số đại sứ quán thuộc khối Pháp ngữ tại Hà Nội.

Pháp ngữ - Cánh cửa giúp Việt Nam hội nhập quốc tế

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, cách đây 25 năm, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 với sự tham dự của 48 nhà nước và chính phủ thành viên Pháp ngữ.

Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, với Việt Nam, Pháp ngữ chính là một trong những cánh cửa để Việt Nam từng bước đẩy mạnh hội nhập với thế giới trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới.

Đây là Hội nghị cấp cao Pháp ngữ đầu tiên được tổ chức ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh dấu một mốc phát triển rất quan trọng về thể chế của Pháp ngữ với việc thông qua Hiến chương Pháp ngữ và bầu Tổng Thư ký đầu tiên của Pháp ngữ.

Bên cạnh đó, thông qua thảo luận sâu rộng xung quanh chủ đề của Hội nghị về “Tăng cường hợp tác và tình đoàn kết Pháp ngữ vì hòa bình và phát triển kinh tế, xã hội”, ý tưởng về một Pháp ngữ kinh tế đã được củng cố và giờ đây đã trở thành một trong những trụ cột hợp tác của Pháp ngữ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, với Việt Nam, Pháp ngữ chính là một trong những cánh cửa để Việt Nam từng bước đẩy mạnh hội nhập với thế giới trong giai đoạn đầu của công cuộc Đổi mới và Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 là sự kiện đa phương lớn đầu tiên Việt Nam đăng cai kể từ khi bắt đầu tiến hành Đổi mới.

“Hội nghị này là một minh chứng khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Việt Nam, theo đó Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, việc đăng cai Hội nghị cấp cao Pháp ngữ 7 mang đến cho Việt Nam nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu, để sau này Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị lớn của các diễn đàn đa phương quan trọng như APEC, ASEM, ASEAN...

Bên cạnh đó, Hội nghị không chỉ tạo xung lực mới cho hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, mà còn góp phần quảng bá sống động các giá trị văn hoá tốt đẹp gắn liền với tiếng Pháp, từ đó tiếng Pháp tiếp tục phát triển ở Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, 25 năm qua cũng chứng kiến một Việt Nam vươn lên mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Từ một nước chậm phát triển với nền kinh tế kế hoạch tập trung, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình, có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển năng động, hội nhập quốc tế và liên kết kinh tế sâu rộng.

Sau hai năm cùng với cộng đồng quốc tế kiên cường ứng phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam đến nay cơ bản đã chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội.

Thành quả này có được, bên cạnh quyết tâm và nỗ lực rất lớn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, là nhờ sự ủng hộ và hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó các nước thành viên Pháp ngữ.

Nhìn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Bày tỏ vinh dự được có mặt tại sự kiện ý nghĩa này, bà Louise Mushikiwabo cho rằng đây là dịp cộng đồng Pháp ngữ cùng nhìn lại quá khứ và hướng tới tương lai.

Vui mừng khi biết hàng năm Việt Nam đều kỷ niệm rất trọng thể và rộng rãi Ngày Quốc tế Pháp ngữ 20/3, bà Louise Mushikiwabo khẳng định, tương lai Pháp ngữ trong tay thế hệ trẻ của hàng triệu nam nữ thanh niên, những người đại diện cho hơn 70% dân số của một số quốc gia trong khối Pháp ngữ.

Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ
Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, là một đất nước đang trên đà phát triển, với tiềm năng công nghệ to lớn, Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ.

Đây là lực lượng mà Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ phải có hành động nhằm đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của họ như được có việc làm, được đào tạo kỹ năng và năng lực cần thiết để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và hội nhập thị trường lao động, được đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề... Đây đều là những thách thức lớn đặt ra cho các quốc gia và chính phủ thành viên của khối Pháp ngữ.

Bà Louise Mushikiwabo nhấn mạnh: “Việt Nam là một tấm gương lớn về những hỗ trợ dành cho thanh niên, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp. Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ mong muốn góp phần mình vào việc này bằng cách tăng cường kết nối giữa các tác nhân kinh tế Pháp ngữ”.

Theo Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, là một đất nước đang trên đà phát triển, với tiềm năng công nghệ to lớn, Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ, một chiến lược được hiện thực hóa với sự hiện diện của gần một trăm doanh nghiệp đến từ 24 quốc gia để gặp gỡ khoảng 370 doanh nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế cấp cao Việt Nam-Pháp ngữ.

Bà Louise Mushikiwabo bày tỏ mong muốn hoạt động này đóng góp vào việc tạo lập và củng cố các mối quan hệ đối tác thương mại hiệu quả giữa các thành phần kinh tế trong không gian Pháp ngữ.

Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược Kinh tế của khối Pháp ngữ
Quyền Chủ tịch Nhóm các Đại sứ và Trưởng các phái đoàn và các tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam (GADIF), Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trao Giải thưởng danh dự Pháp ngữ thường niên của nhóm GADIF cho Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Nhân dịp này, quyền Chủ tịch Nhóm các Đại sứ và Trưởng các phái đoàn và các tổ chức Pháp ngữ tại Việt Nam (GADIF), Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã trao Giải thưởng danh dự Pháp ngữ thường niên của nhóm GADIF cho Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Đại sứ Pháp Nicolas Warnery cho biết, Học viện Ngoại giao Việt Nam là biểu tượng cho sự đổi mới và năng động của Cộng đồng Pháp ngữ với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Hợp tác Pháp ngữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CECOFAP). Hiện nay, Trung tâm là thành viên mạng lưới quốc tế của Diễn đàn Pháp ngữ Senghor.

Năm 2021, Học viện Ngoại giao Việt Nam cũng triển khai sáng kiến giảng dạy tiếng Pháp như ngoại ngữ thứ hai, nâng số sinh viên nói tiếng Pháp tại Học viện Ngoại giao Việt Nam lên gấp 6 lần, từ 50 lên 300 sinh viên/khóa.

Sáng nay (25/3), Học viện Ngoại giao Việt Nam cũng đã khánh thành Không gian Pháp ngữ với một số phòng chuyên môn và một thư viện.

Việt Nam coi trọng hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ

Việt Nam coi trọng hợp tác trong Cộng đồng Pháp ngữ

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, bà Louise Mushikiwabo, Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ (OIF) thăm chính thức ...

Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ thăm Việt Nam: Hiện thực hóa sứ mệnh phát triển kinh tế và phục hồi

Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ thăm Việt Nam: Hiện thực hóa sứ mệnh phát triển kinh tế và phục hồi

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ (OIF) Louise Mushikiwabo (21-26/3), Đại sứ Việt Nam tại Pháp, ...

Đọc thêm

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Nỗ lực quảng bá và phát triển du lịch xứ Trà đến với du khách trong và ngoài nước

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế ...
VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

VCK U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp các trận đấu của U23 Việt Nam trên những kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ lần lượt gặp U23 Kuwait, U23 Malaysia và U23 Uzbekistan tại bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024, tổ chức ở Qatar.
Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Cuối cùng, Hạ viện Mỹ cũng chốt ngày bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine và Israel trong tuần này, sau nhiều tháng trì hoãn.
Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Chelsea: Cole Palmer lập hàng loạt kỷ lục ghi bàn tại giải Ngoại hạng Anh

Cole Palmer không chỉ giúp Chelsea chiến thắng, tiếp tục hy vọng giành suất dự đấu trường châu Âu mà còn phá hàng loạt kỷ lục ở Ngoại hạng Anh.
Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2024: 'Nhẹ giọng' với Trung Quốc, vẫn bị Hàn Quốc ra tuyên bố phản đối

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024, một tài liệu thường niên thể hiện quan điểm về tình hình khu vực, thế giới.
Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt với Cuba

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động