Việt Nam có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ

Nhân dịp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thăm chính thức Việt Nam từ 22-24/8, ông đã dành cho Báo TG&VN cuộc phỏng vấn riêng về các vấn đề trong quan hệ song phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky Dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky Lễ đón chính thức Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tại Phủ Chủ tịch

Xin Thủ tướng cho biết những thành tựu và hạn chế trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua?

Quan hệ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua không gặp bất cứ khó khăn gì. Chúng ta có nhiều cơ hội và cần phát triển những cơ hội này thành những kết quả có lợi. Đó cũng là lý do tôi có mặt tại đây để phát triển quan hệ với Việt Nam. Tôi là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ.

Chuyến thăm là sự khởi đầu tốt đẹp và tôi tin tưởng rằng, sau chuyến đi này, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cũng sẽ sớm có chuyến thăm đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tăng cường quan hệ giữa hai nước.

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim, ngày 23/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Định hướng phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới là gì, thưa Thủ tướng? Hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác nào?

Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở giữa châu Âu và châu Á, vốn là một vị trí mang tính chiến lược quan trọng. Trong khi đó, Việt Nam là một thành viên của ASEAN, là một quốc gia quan trọng ở khu vực Viễn Đông. Xét trên khía cạnh vị trí địa lý, hai nước có lợi thế cạnh tranh, có thể mang đến những cơ hội hợp tác hiệu quả.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ có 60 triệu dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6%/năm. Việt Nam có đến hơn 90 triệu dân và nền kinh tế cũng đang phát triển nhanh chóng, người dân chăm chỉ lao động. Hai nước có nhiều điểm tương đồng, vì vậy tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như trong kinh tế, thương mại. Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương ở mức 4 tỷ USD vào năm 2020. Mục tiêu trên là hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí hai nước còn làm tốt hơn thế.

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky
Thủ tướng Binali Yildirim và đoàn đại biểu cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành hội đàm với Việt Nam, ngày 23/8. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Khoảng 16 nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, với số vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD. Chúng tôi nhận thấy hai bên có tiềm năng phát triển đầu tư hơn nữa, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ có thể thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác.

Ngoài ra, hai nước còn có đường bay thẳng từ Istanbul đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Điều này thực sự rất thuận tiện và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nhằm khuyến khích người dân đi lại giữa hai nước, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cần điều chỉnh quy định thị thực (visa), qua đó thúc đẩy du lịch cũng như thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân…

Xin ông cho biết vị trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ?

Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của chúng tôi. Ví dụ, trong các vấn đề khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam với quan điểm khá tương đồng và ủng hộ lẫn nhau trong chống khủng bố, khai thác biển… Hai bên cũng hỗ trợ nhau trên trường quốc tế, chẳng hạn như trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hay UNESCO.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam có thể thiết lập hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là an ninh biển, đóng tàu, đào tạo hải quân…

Cuối cùng, một lĩnh vực không kém phần quan trọng trong hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ là giáo dục đại học. Chúng tôi có thể cung cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ học tập, hoặc triển khai trao đổi sinh viên giữa các trường đại học của hai nước. Rõ ràng là chúng ta có rất nhiều điều có thể làm cùng nhau.

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky
Thủ tướng Binali Yildirim khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thủ tướng ấn tượng điều gì trong thời gian ở thăm Việt Nam?

Tôi cảm thấy người Việt Nam rất chân thành và mến khách. Tôi nhận được sự đón tiếp trọng thị của Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Với sự quan tâm của lãnh đạo Việt Nam, tôi tin tưởng quan hệ song phương sẽ cất cánh, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Trong chuyến thăm, tôi cũng đã đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và biết thêm về lịch sử cũng như truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tối 16/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức lễ kỷ niệm và chiêu đãi trọng thể chào mừng ...

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky Lãnh đạo tỉnh Hải Dương tìm hiểu về bình gốm cổ Chu Đậu tại Thổ Nhĩ Kỳ

Từ ngày 9-10/8, Đoàn công tác tỉnh Hải Dương do ông Nguyễn Mạnh Hiển, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương làm Trưởng đoàn có chuyến ...

viet nam co vi tri quan trong trong chinh sach doi ngoai tho nhi ky Trao đổi hợp tác công tác thông tin đối ngoại Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ

Từ ngày 19-22/7, đoàn Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Phạm Văn Linh, ...

Quang Chinh (thực hiện)

Đọc thêm

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động