Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, tháng 12/2019. |
Năm 2019 là một năm diễn ra nhiều hoạt động quan trọng trong quan hệ hai nước. Tháng 5/2019, chúng ta tổ chức lễ khai mạc Năm chéo LB Nga-
Việt Nam. Trong khuôn khổ đó, hai bên đã và dự kiến sẽ tiến hành nhiều hoạt động quy mô lớn trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục và văn hóa. Tháng 6/2019 cũng tròn 25 năm hai nước ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị.
Cơ sở nền tảng của sự hợp tác song phương đã được tạo dựng trong giai đoạn nhân dân Việt Nam đấu tranh chống xâm lược nước ngoài. Liên Xô đã dành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ toàn diện cả trong thời kỳ chiến tranh và trong giai đoạn xây dựng hòa bình. Sau khi vượt qua giai đoạn phức tạp đầu những năm 1990, chúng ta đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị. Năm 2001, hai nước ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược, và năm 2012, đã vươn lên tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Tôi sẽ nói cụ thể hơn về những thành tố cấu thành chính của mối quan hệ này.
Trước hết, hai nước tiếp tục duy trì mạnh mẽ đối thoại chính trị ở cấp cao nhất. Trong ba năm gần đây, Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Matvienko và Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Volodin, Thư ký Hội đồng An ninh và nhiều lãnh đạo các bộ, ngành chủ chốt của Nga đã thăm Việt Nam.
Buổi làm việc giữa hai Đồng Chủ tịch Tổ Công tác cấp cao Việt – Nga về các dự án đầu tư ưu tiên, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Công Thương D. Manturov ngày 27/3/2019. |
Tháng 9/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Nga. Tiếp đến là hai chuyến thăm Nga của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2019 và của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào tháng 12 vừa qua. Hoạt động giao lưu tiếp xúc giữa lãnh đạo các bộ, ngành hai nước cũng diễn ra thường xuyên.
LB Nga và Việt Nam có quan điểm gần gũi, đôi khi trùng hợp, trong chương trình nghị sự về nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Chúng ta cùng ủng hộ việc hình thành một trật tự thế giới đa cực công bằng, dựa trên cơ sở những chuẩn mực luật pháp quốc tế, sự tôn trọng chủ quyền và có tính đến các lợi ích của các quốc gia. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc đưa sự hợp tác giữa Nga và ASEAN lên tầm đối tác chiến lược, đồng thời thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ giữa Hiệp hội này với Liên minh kinh tế Á - Âu và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Chúng tôi tin tưởng sự thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021. Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp Việt Nam toàn diện trong vai trò này.
Một trong những thành tố quan trọng bậc nhất cấu thành nên mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước là quan hệ kinh tế-thương mại. Thành tựu có tính then chốt trong những năm gần đây là việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam, có hiệu lực từ tháng 10/2016. Nhờ có các cơ hội kinh doanh đã được mở ra này, kim ngạch thương mại Nga-Việt đã tăng từ 3,8 tỷ USD (năm 2016) lên 6,1 tỷ USD (năm 2018).
Hai nước đang nỗ lực nâng kim ngạch thương mại song phương. Tháng 11/2019, chúng ta đã tổ chức Triển lãm “Expo-Russia Vietnam” với sự tham gia của hơn 200 công ty từ 19 địa phương Nga và 22 địa phương Việt Nam. Tại đây, nhiều hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch, thiết bị công nghiệp và y tế, dược phẩm, sản phẩm làm đẹp và thực phẩm đã được ký kết.
Phó Thủ tướng Nga M.A.Akimov và Đại sứ Nga tại Việt Nam K.V.Vnukov ngày 29/10/2019 |
Chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Liên doanh Vietsovpetro, “con tàu chỉ huy” trong sự hợp tác giữa chúng ta, đang hoạt động hiệu quả, đảm bảo 1/3 khối lượng khai thác dầu tại Việt Nam. Các công ty Nga như Zarubezhneft, Gazprom và Rosneft hiện đang khai thác khoảng 2/3 khối lượng khí đốt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các Liên doanh Rusvietpetro và Gazpromviet cũng đang hoạt động thành công trên lãnh thổ Nga. Các công ty của hai nước đang hoạt động trong các dự án công nghệ cao, bao gồm cả công trình xây dựng nhà máy điện sử dụng khí đốt tự nhiên, sản xuất và sử dụng nhiên liệu từ khí đốt dành cho động cơ, đồng thời phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Khối lượng vốn đầu tư tích lũy của Nga vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 1 tỷ USD, chưa tính lĩnh vực dầu khí. Các khoản vốn được đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo máy và bất động sản du lịch.
Các công ty Việt Nam đã đầu tư hơn 2,9 tỷ USD vào nền kinh tế Nga. Những dự án lớn nhất là Công ty liên doanh Rusvietpetro, Trung tâm đa chức năng Thương mại-văn hóa Hà Nội-Moscow và các tổ hợp công-nông nghiệp thuộc Tập đoàn TH True Milk tại Moscow và Kaluga.
Hợp tác trong lĩnh vực tài chính-tín dụng cũng phát triển mạnh mẽ. Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga đang hoạt động thành công. Tháng 10/2019, Hiệp định giữa các hệ thống thanh toán quốc gia hai nước đã được ký kết. Sắp tới, các đơn vị tại Việt Nam sẽ chấp nhận thanh toán bằng thẻ MIR của Nga.
Việt Nam và Nga hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật-quân sự, không chỉ trong việc cung cấp vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự, mà còn về công tác đào tạo cán bộ cho Quân đội Việt Nam.
Hai bên cũng đang hoạt động tích cực để mở thêm đường bay thẳng và tăng cường khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không. Hằng ngày, các hãng hàng không thực hiện các chuyến bay thường xuyên và tăng cường đến Việt Nam từ Moscow, St-Peterburg, Ekaterinburg, Irkutsk, Novosibirsk, Khabarovsk, Vladivostok… Bên cạnh đó, thị trường vận chuyển bằng đường biển đang tăng trưởng ổn định với 6,6 triệu tấn hàng (năm 2018) và hơn 4 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2019.
Đại học Quốc gia Hà Nội tặng Kỷ niệm chương Đại sứ Nga tại Việt Nam và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. |
Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông cũng đang tạo ra xung lực mới cho các mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng đề xuất cho các bạn Việt Nam những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực an ninh mạng, chính phủ điện tử, “thành phố thông minh” và giáo dục trực tuyến. Hiện tại, công ty Nga Kaspersky Laboratories đang triển khai dự án nghiên cứu phần mềm chống virus cho các cơ quan nhà nước của Việt Nam.
Hai nước chúng ta dành cho nhau sự quan tâm lớn trong vấn đề giáo dục. Năm 2019, Nga cấp cho Việt Nam 965 suất học bổng chính phủ. Chúng tôi đang nghiên cứu, soạn thảo kế hoạch xin về gia tăng hạn ngạch lên 1.000 suất. Ở chiều ngược lại, hiện có nhiều sinh viên, nhà Việt Nam học của Nga đang thực tập, nghiên cứu tại các trường đại học của Việt Nam. Sự giao lưu trực tiếp giữa các trường đại học hai nước cũng đang phát triển tích cực. Tháng 5/2019, Diễn đàn Hiệu trưởng các trường Đại học Tổng hợp của hơn 60 trường đại học Nga và Việt Nam đã được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội.
Tôi ghi nhận sự hợp tác truyền thống và đầy hiệu quả giữa các nhà khoa học hai nước. Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới Việt-Nga đang nỗ lực làm việc nhằm phát triển năng lượng hạt nhân, hợp tác kỹ thuật-quân sự và đấu tranh chống các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chúng tôi tự hào về các kết quả hoạt động trong khuôn khổ Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna. Tháng 3/2019, tòa thí nghiệm của nhà máy đầu tiên trên thế giới về các các nguyên tố siêu uranium đã được khai trương.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước là một phần cấu thành quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Về truyền thống, hai thủ đô Hà Nội và Moscow cũng như TP. Saint-Peterburg và TP. Hồ Chí Minh đã và đang phối hợp hành động chặt chẽ. Cộng hòa Tartastan và Bashkorstan, vùng Primorie, tỉnh Kaluga và tỉnh Tula đang tích cực giao lưu và trao đổi với Việt Nam. Đại diện lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Thanh Hóa… thường xuyên gặp gỡ với các đồng nghiệp Nga và cùng tổ chức các hoạt động có quy mô lớn. Năm 2019, Nhà hát kịch Opera và Bale Ekaterinbursk đã có chuyến lưu diễn thành công tại Hà Nội, sự kiện Những ngày Moscow tại Hà Nội, Những ngày văn hóa Việt Nam tại các thành phố Nga, Hội thảo “Di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh - 50 năm sau” tại Saint-Peterburg cũng được tổ chức thành công.
Ngoài ra, giao lưu nhân dân giữa người dân hai nước đang được tạo lập. Sức hút từ du lịch của hai nước, tất nhiên, đang góp phần thúc đẩy việc này. Trong năm 2018, có hơn 600 ngàn lượt công dân Nga đến thăm các khu nghỉ dưỡng, danh thắng của Việt Nam và gần 70 ngàn lượt du khách Việt thăm Nga.
Tất cả những điều trên cho phép khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, Nga và Việt Nam đang phát triển hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, dựa trên nền tảng quan hệ truyền thống hữu nghị và sự tin cậy đã được tạo dựng trong thế kỷ XX. 70 năm trôi qua, chúng ta có thể vững tin rằng, các mối quan hệ này không bị chi phối bởi thời cuộc. Chúng tôi nhìn nhận đất nước của các bạn như là một đối tác và một người bạn tin cậy trong tương lai không xa.
Мост соединения и укрепления всеобъемлющего стратегического партнерства Нго Дык Мань Посол Вьетнама в Российской Федерации Здание Посольства Вьетнама в Москве на Большой Пироговской улице, дом 13, давно стало местом, знакомым всем, кто связан с Вьетнамом, где укрепляется дружба и всестороннее сотрудничество между Вьетнамом и Россией. Многие поколения сотрудников Посольства связаны с любимым домом с момента, когда Вьетнам и Советский Союз установили дипломатические отношения и товарищ Нгуен Лыонг Банг был назначен на должность первого Чрезвычайного и Полномочного Посла Демократической Республики Вьетнам. В этом здании также работали ветераны вьетнамской дипломатии - товарищи Нгуен Мань Кам, Ву Кхоан, Динь Ньо Лием. В России живет, работает и учится уже не первое поколение вьетнамцев, которых на сегодняшний день насчитывается около 100 тысяч. Они осознанно берегут свою культурную идентичность, душой стремятся к Родине, не теряют связь с ней и считают Россию своей второй родиной. Спустя 70 лет крепкой и верной дружбы, вопреки взлетам и падениям истории, Посольство остается на том же знакомом месте, являясь одним из самых многочисленных представительств Вьетнама за рубежом, и выполняет немало важных внешнеполитических задач. Отношения двух стран становились все более глубокими и практичными. Наследуя славные традиции предшественников, особенно после поднятия отношений двух стран в 2012 году на уровень всеобъемлющего стратегического партнерства, коллектив Посольства в духе инициативности, эффективности, солидарности преодолевает все трудности и ответственно выполняет поставленные задачи, является надежным и близким местом контактов для вьетнамской диаспоры. Самая главная, первоочередная задача Посольства заключается во внесении активного и эффективного вклада в углубление всеобъемлющего стратегического партнерства между Вьетнамом и Россией. Будучи надежным консультативным учреждением Партии и Государства за рубежом, наша миссия внимательно следит за развитием России, своевременно информирует о возникающих вопросах, на этой основе вырабатывает и предлагает руководителям Партии и Государства необходимые решения и соответствующие меры по активизации взаимодействия с Россией во всех аспектах. Создавая, укрепляя и развивая связи с политическими, научными и деловыми кругами, а также сотрудниками администраций и разными слоями российского населения, Посольство приобрело огромный круг заинтересованных в отношениях с Вьетнамом друзей и партнеров, которые всегда оказывают нам помощь и поддержку. Благодаря этому успешно осуществляются визиты в Россию сотен вьетнамских делегаций. Под девизом «выслушать и помочь» Посольство стремится быть надежным для вьетнамских и российских предпринимателей надежным источником информации о торговых и инвестиционных возможностях обеих стран, стать мостом для сближения бизнес-кругов Вьетнама и России. При содействии предприятий и регионов двух стран Посольство провело ряд масштабных и содержательных мероприятий по продвижению торговли и инвестиций во многих российских городах и регионах; оказывало содействие вьетнамским предприятиям в участии в международных выставках, ярмарках и поиске деловых возможностей в России. Примечательно, что в последние годы Посольство прилагает много усилий для активного и плодотворного развития региональных связей. Командировки в российские регионы очень помогли в изучении потенциала и преимуществ каждого из них, благодаря чему появились планы сотрудничества с высокой степенью осуществимости. Такие поездки, внесли свой важный вклад в активизацию побратимских отношений, которые были установлены между Ханоем и Москвой, провинцией Кханьхоа и Хабаровским краем, городами Дананг и Ярославлем, провинцией Нгеан и Ульяновской областью, городами Хошимином и Санкт-Петербургом, провинцией Бариа-Вунгтау и Республикой Башкортостан. Появились также новые возможности сотрудничества, созданы новые побратимские связи между провинцией Биньтхуан и Калужской областью, провинциями Хатинь и Тханьхоа и Тульской областью, провинцией Куангнинь и Иркутской областью. Новым направлением сотрудничества в последнее время стало взаимодействие в сфере цифровых и информационных технологий, таких как создание электронного правительства и обеспечение кибербезопасности, которые осуществляются вьетнамскими ведомствами и российскими партнёрами. Недавнее решение российского правительства об ежегодном выделении Вьетнаму около тысячи стипендий на вузовское и послевузовское обучение, что превосходит цифру советского времени, стало хорошей возможностью для Вьетнама в подготовке высококвалифицированных кадров. Активность, творчество в области культурной дипломатии В области культурной дипломатии и информационного сопровождения внешней политики Посольство осуществляет различные формы продвижения образа Вьетнама, проводит резонансные мероприятия, такие как выставки, форумы, «круглые столы», публикует статьи, дает интервью российским средствам массовой информации. Впервые в истории отношений двух стран проведен Перекрестный год (с второго квартала 2019 года до 2020 года) с более двухсот основных мероприятий, что является замечательным шансом для активизации связей наших стран во всех областях, в том числе и в культурной дипломатии. Посольство Вьетнама в России выступило с инициативой провести семь мероприятий из них, на данный момент успешно завершены многие такие как: форум «Преподавание вьетнамского языка и вьетнамоведения в России» и «Музыкальный конкурс вьетнамской диаспоры в России». Такие мероприятия получают большой резонанс, расширяют знания вьетнамцев и россиян о наших странах, людях, истории, традициях, современной жизни, культуре, искусстве, а также активизируют торгово-экономическое сотрудничество, туризм и общение между людьми. Таким образом, мы сможем углубить и повысить эффективность вьетнамо-российского всеобъемлющего стратегического партнерства. Вьетнамцы, живущие в России, считают Посольство своей надежной, близкой опорой. Уделяется большое внимание пропаганде среди диаспоры соблюдения российского законодательства, создания имиджа, внесения вклада в двусторонние отношения. Посольство регулярно обменивается мнениями с российскими заинтересованными ведомствами, чтобы создать вьетнамцам благоприятные условия для переезда и проживания в России, активно содействует с вьетнамскими объединениями в успешном проведении спортивных и культурных мероприятий, способствующих укреплению солидарности среди вьетнамцев и воспитыванию в них любовь к Родине. Гордясь славной историей 70-летних дружественных связей между Вьетнамом и Россией, мы осознали большую ответственность перед своей работой, продолжаем в солидарном ключе выполнять все задачи, внести вклад в расширение и углубление всеобъемлющего стратегического партнерства двух стран. |