Việt Nam gia nhập ASEAN: Quyết định tạo đà cho hội nhập

Đánh giá về quyết định gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam trong trả lời báo chí gần đây cho rằng đó là một quyết định quan trọng, có ý nghĩa ở tầm quốc gia và khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam.

Gắn kết với khu vực

"Nếu chúng ta nhìn lại thời điểm năm 1995, tôi cho rằng đây là quyết định rất quan trọng, có ý nghĩa ở cả tầm quốc gia và khu vực. Ở tầm quốc gia, đây là quyết định đã tạo cho chúng ta gắn kết với khu vực, cùng với khu vực xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác, phục vụ cho hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Quyết định này đã tạo cơ hội và tạo đà cho Việt Nam hội nhập, từ hội nhập khu vực đến hội nhập quốc tế; đồng thời giúp Việt Nam tăng cường và nâng cao vị thế, hình ảnh của mình; mở rộng hợp tác với các nước không chỉ trong khu vực mà với cả các nước đối tác lớn và các nước trong cộng đồng quốc tế.

Ở tầm khu vực, vào thời điểm đó, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thẳng và đối đầu với nhau thì việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với sự gia nhập của Việt Nam, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và giữ vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

Tôi muốn nói đến câu chốt quan trọng của nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm rằng quyết định tham gia ASEAN vào thời điểm năm 1995 của Việt Nam là quyết định đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử và được cả ASEAN và Việt Nam cần.

Xét về những lợi ích khi Việt Nam gia nhập ASEAN, nếu như chúng ta nhìn lại toàn bộ quyết sách của Việt Nam tham gia ASEAN và quá trình tham gia ASEAN trong thời gian vừa qua thì có thể thấy thứ nhất, chúng ta có được môi trường hợp tác hòa bình, ổn định trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành đổi mới, khắc phục hậu quả của chiến tranh để hướng tới hội nhập khu vực và quốc tế; Thứ hai, gia nhập ASEAN giúp cho Việt Nam phát triển về kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của các nước ở khu vực và thứ ba là giúp nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam. Việt Nam không chỉ mở rộng quan hệ song phương với các nước trong khu vực, mà còn với các nước, các đối tác lớn là đối tác của ASEAN.

Phát huy vai trò chủ động

Trong tiến trình hội nhập ASEAN, Việt Nam từng bước phát huy được vai trò chủ động, tích cực và trách nhiệm. Những đóng góp nổi bật là thúc đẩy đoàn kết ASEAN; góp phần vào những quyết sách định hướng cho hoạt động tương lai của ASEAN cũng như hiện tại của ASEAN, trong đó có mục tiêu hướng tới cộng đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN phát huy vai trò của ASEAN trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh khu vực. Nếu nhìn vào vấn đề Biển Đông trong suốt thời gian qua thì đóng góp của Việt Nam rất tích cực.

Trong gần hai chục năm tham gia ASEAN, Việt Nam từng đảm nhận những cương vị khác nhau trong việc chủ trì điều hành ASEAN. Chúng ta có thể thấy, sau khi gia nhập được ba năm, năm 1998 Việt Nam đã chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6. Rồi sau đó vào năm 2000 và năm 2001, Việt Nam là Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN. Trong những dịp này đều có những tuyên bố quan trọng của ASEAN.

Đáng chú ý nhất là năm 2010, Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN theo quy định của Hiến chương. Việt Nam đã có một năm làm tròn trách nhiệm Chủ tịch ASEAN với những quyết sách lớn của ASEAN, bao gồm đưa Hiến chương ASEAN và Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đi vào cuộc sống, đưa bộ máy mới của ASEAN đi vào hoạt động chính thức, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đặc biệt là trong vấn đề hòa bình, ổn định hợp tác trong khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Năm 2010 là năm tạo tiền đề cho ASEAN thực sự đi vào Lộ trình xây dựng Cộng đồng.

Hiện tại chúng ta đang đóng góp vào việc xây dựng chiến lược của ASEAN cho Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015. Sự tham gia của Việt Nam đã được các nước ASEAN, các nước trong khu vực cũng như các nước đối tác của ASEAN đánh giá cao.

Xây dựng nội lực

Chúng ta thấy rằng ASEAN đi vào xây dựng Cộng đồng trong môi trường khu vực có nhiều chuyển biến và biến động; đứng trước cả thách thức an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống; đứng trước cả thách thức nội tại cũng do những nhân tố bên ngoài tác động.

Vậy làm sao để ASEAN đi vào xây dựng Cộng đồng một cách mạnh mẽ nhất theo đúng tiêu chí và mục tiêu đã đề ra, tạo cơ sở cho phát triển sau 2015, bảo đảm cho môi trường hòa bình, phát huy vai trò trung tâm và đồng thời ASEAN mở rộng các đối tác? Tôi cho rằng có mấy điểm rất quan trọng mà ASEAN cần hướng tới để đạt được các tiêu chí và vượt qua những thách thức đó.

Thứ nhất, ASEAN phải đoàn kết, đồng lòng để có thể có được tiếng nói đối với những vấn đề đặt ra ở khu vực.

Thứ hai, ASEAN phải xây dựng được nội lực của mình mà quan trọng nhất là bảo đảm được Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. ASEAN có mạnh thì mới phát huy được vai trò của mình, đồng thời phát huy được tác dụng đối với từng nước thành viên.

Thứ ba, ASEAN phải phát huy vai trò trung tâm trên các vấn đề hòa bình an ninh khu vực.

ASEAN đã xây dựng được một hệ thống các diễn đàn có liên quan đến hòa bình và hợp tác ở khu vực cho nên ASEAN phải cùng với các nước đối tác nêu được tiếng nói tích cực và chủ động, trách nhiệm của mình đối với những vấn đề đặt ra. Chẳng hạn, trong vấn đề Biển Đông thì nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; nguyên tắc về tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời phải ủng hộ các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hay sử dụng vũ lực.

ASEAN phải phát huy vai trò rất quan trọng mà ASEAN đã làm được trong thời gian vừa qua. Đó là chủ động đề xuất và xây dựng, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử khu vực để cho tất cả các nước không chỉ ở trong khu vực mà các nước đối tác tham gia hợp tác ở khu vực Đông Nam Á cùng tuân thủ những nguyên tắc đã được đặt ra và dựa trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Nếu đạt được điều đó, ASEAN sẽ phát huy được vai trò của mình và vượt qua được những thách thức đang đặt ra".

THẢO VY (ghi)

Đọc thêm

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Đại sứ Dương Hoài Nam chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Jan Lipavsky

Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech, Đại sứ Việt Nam tại Czech Dương Hoài Nam đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Jan Lipavsky.
Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Ca sĩ Bảo Anh hé lộ khoảnh khắc bế con gái Misumi cách đây hơn một năm, khi em bé được 5 ngày tuổi.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund  vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu Champions League - Dortmund vs PSG; Kings Cup Saudi Arabia - Al Nassr vs Al Khaleej.
Cờ đỏ sao vàng 'phủ sóng' TP. Hồ Chí Minh, rộn ràng mừng ngày thống nhất đất nước

Cờ đỏ sao vàng 'phủ sóng' TP. Hồ Chí Minh, rộn ràng mừng ngày thống nhất đất nước

Sáng sớm ngày 30/4, các tuyến đường TP. Hồ Chí Minh thông thoáng, trái ngược hoàn toàn so với ngày thường đông đúc, nhộn nhịp.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động