Việt Nam - Hà Lan: hợp tác về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước

Sáng 9/4, tại Hà Nội, phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước đã khai mạc với chương trình khá dày đặc nhằm đánh giá kết và đề ra những trọng tâm hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Việt Nam - Hà Lan: Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác trong bối cảnh mới
Quan hệ Việt Nam - Hà Lan: Hợp tác toàn diện hướng tới phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Phân ban Việt Nam và bà Cora Van Nieuwenhuizen, Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường Vương quốc Hà Lan, Chủ tịch phân ban Hà Lan trong Ủy ban Liên chính phủ (UBLCP) đồng chủ trì phiên họp.

Việt Nam - Hà Lan: hợp tác về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - Hà Lan. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tham dự phiên họp có các thành viên UBLCP là lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan của hai nước.

Phiên họp lần thứ 7 này diễn ra vào đúng ngày đánh dấu tròn 46 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan.

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng đây là sự trùng hợp thú vị nhưng không phải là ngẫu nhiên khi nó được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mark Rutte, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước.

“Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển ‘rất hiệu quả và đặc biệt năng động’ trong mọi lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao đến thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nông nghiệp và đặc biệt là môi trường”, Phó Thủ tướng nói.

Việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và quản lý nước vào năm 2010 là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước mà không phải mối quan hệ song phương nào cũng có được.

Qua 6 phiên họp, khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với BĐKH và quản lý nước triển khai đã và đang chứng minh hiệu quả to lớn qua nhiều chương trình, dự án cụ thể tại Việt Nam. Hiện nay và trong thời gian tới, đây tiếp tục là lĩnh vực ưu tiên và là một trong những trụ cột quan trọng quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan.

“Thay mặt Chính phủ Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn Chính phủ Hà Lan, các bộ, ngành, cơ quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Hà Lan vì những hỗ trợ và đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển bền vững tại Việt Nam trong điều kiện thích ứng với BĐKH, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trong những năm vừa qua”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Chủ động ứng phó với BĐKH là vấn đề quan trọng

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, là hai nước đồng bằng châu thổ, Hà Lan và Việt Nam cùng nằm trong số những quốc gia phải đối phó với những thách thức to lớn và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, do vậy việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ thích hợp, chủ động ứng phó với BĐKH là vấn đề rất quan trọng đối với cả hai nước.

“Quản lý nước và thích ứng với BĐKH là những lĩnh vực phức tạp, có tính liên vùng, liên ngành, đặc biệt đối với những vùng có đặc tính mẫn cảm, dễ bị tổn thương như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam hay các đồng bằng của Hà Lan”, Phó Thủ tướng nhận định.

Kể từ sau phiên họp lần thứ 6 của UBLCP năm 2017 tại Hà Lan, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực, chủ động, sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế thực hiện các cam kết quốc tế trong triển khai các hành động ứng phó với BĐKH.

Việt Nam - Hà Lan: hợp tác về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước
(Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức to lớn do BĐKH, xâm nhập mặn, sụt lún đất, nhiều khó khăn trong quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam.

“Với kinh nghiệm và thế mạnh về quy hoạch, quản lý, sử dụng tài nguyên nước và phát triển các mô hình sinh kế bền vững trong thích ứng với BĐKH, tôi tin tưởng và hy vọng Hà Lan sẽ tiếp tục mang tới những bài học quý giá cho Việt Nam để xây dựng bộ máy điều phối liên ngành, liên vùng hiệu quả”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất.

Cùng với đó, Hà Lan cũng có thể giúp Việt Nam quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước và quy hoạch bảo vệ môi trường; phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm thực biển và sụt lún đất; thích ứng với BĐKH tại các đô thị và phát triển năng lượng tái tạo…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị tại phiên họp lần thứ 7 này, hai bên trao đổi, tổng kết các chính sách triển khai Thỏa thuận Đối tác chiến lược Việt Nam - Hà Lan về thích ứng BĐKH, quản lý nước; kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hợp tác chính đã ký kết thực hiện tại phiên họp lần trước và đề xuất các hoạt động hợp tác mới, cụ thể hơn trong giai đoạn tới.

“Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết ở cấp cao đối với Thoả thuận Đối tác chiến lược, chỉ đạo các bộ, ngành cùng chung tay góp sức để sự hợp tác giữa hai nước tiếp tục phát triển và thành công”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định trước khi kết thúc phát biểu .

Theo chương trình làm việc, phiên họp sẽ cập nhật về tình hình triển khai Thỏa thuận Đối tác chiến lược Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với BĐKH và quản lý nước và Ý định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà Lan về hợp tác thúc đẩy và phát triển các dự án chuyển đổi có quy mô lớn nhằm mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đánh giá tình hình thực hiện các nội dung hợp tác theo Biên bản phiên họp lần thứ 6 của UBLCP, bao gồm 6 nội dung hợp tác: Hợp tác giáo dục đại học và sau đại học về thích ứng với BĐKH và quản lý tài nguyên nước, hợp tác kinh doanh và thuơng mại, hợp tác giữa các thành phố, hợp tác sông Hồng, chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quan hệ giữa nông nghiệp và nước.

Trong phần nội dung thứ ba của phiên họp, hai bên sẽ trao đổi về các đề xuất hợp tác tiềm năng cho giai đoạn tiếp theo trên cơ sở nhu cầu và tiềm năng, thế mạnh của hai bên.

Trước khi bế mạc, hai bên cũng sẽ ký kết nhiều thoả thuận hợp tác quan trọng.

Đưa quan hệ Việt Nam - Hà Lan phát triển sâu rộng, hiệu quả

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte sẽ thăm chính thức Việt Nam ...

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Vương quốc Hà Lan Mark Rutte sẽ thăm chính thức Việt Nam vào ngày 9/4 tới.

TP. Hồ Chí Minh chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư từ Hà Lan

Ngày 29/3, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (HCM) Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp ông Carel Richter, Tổng Lãnh sự Hà Lan tại ...

PV

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Trung Quốc-châu Phi: Tầm nhìn đầy tham vọng

Ngoại trưởng Trung Quốc đang thực hiện chuyến công du tới Namibia, Congo, Chad và Nigeria nhằm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại châu Phi.
Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Đóng băng xung đột Nga-Ukraine năm 2025, hy vọng và tính khả thi

Từ cục diện chiến trường, đối đầu địa chính trị và thông điệp từ các bên, nổi lên chuyện đóng băng chiến sự và giải pháp chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động