TIN LIÊN QUAN | |
Ấn Độ thông qua bản ghi nhớ hợp tác công nghệ thông tin với Việt Nam | |
Thế giới có 1,5 tỷ người dùng Internet vào năm 2020 |
Tính đến hết năm 2016, có 19/21 bộ, ngành cung cấp 253 dịch vụ công mức độ 3; 226 dịch vụ công mức độ 4; 60/63 tỉnh, thành phố đã triển khai dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên, với 6.579 dịch vụ mức độ 3 và 935 dịch vụ mức độ 4.
Báo cáo của Ủy ban cũng nhận định: Tình hình an toàn thông tin ở Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp với sự gia tăng các cuộc tấn công mạng, nhất là nhắm vào hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước và một số doanh nghiệp lớn. Cùng với đó là tình trạng lây nhiễm phần mềm độc hại, lừa đảo trực tuyến, lộ lọt thông tin cá nhân… gây thiệt hại về kinh tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các bộ, ngành, địa phương còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc về cơ chế ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh: VGP/Đình Nam) |
Khẩn trương xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia
Lãnh đạo một số bộ, ngành đã trao đổi về tình hình ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng như bảo đảm an toàn thông tin.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các bộ, ngành, địa phương có nhiều cố gắng đẩy mạnh ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhưng còn không ít khó khăn, vướng mắc về cơ chế.
Trong năm 2017, Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương bảo đảm người dân, doanh nghiệp truy cập đến các dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi.
Các bộ, ngành cần quyết liệt thực hiện thuê CNTT đối với tất cả những dịch vụ do ngân sách Nhà nước thanh toán; lập danh mục những dịch vụ công cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4, đồng thời kết hợp với địa phương rà soát với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý để nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt.
“Quan trọng nhất trong ứng dụng CNTT không phải là công nghệ mà là ý chí, quyết tâm của lãnh đạo, người đứng đầu”, Phó Thủ tướng nói.
Từ hiệu quả trong hoạt động xếp hạng chỉ số CNTT địa phương của Hội Tin học Việt Nam hay sự tham gia của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam vào quá trình xây dựng chính sách thuế dành cho DN CNTT, Phó Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc huy động các hiệp hội CNTT giám sát việc thực hiện ứng dụng CNTT ở bộ, ngành, địa phương, trước mắt là trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bảo đảm an toàn thông tin ngày càng cấp thiết
Đối với công tác bảo đảm an toàn thông tin, nhiều thành viên Ủy ban nói đến sự cần thiết phải ban hành đầy đủ những quy định, quy trình, yêu cầu đối với các hệ thống thông tin, đặc biệt là những hệ thống thông tin quan trọng của Nhà nước, doanh nghiệp lớn.
Từ các ý kiến thảo luận tại phiên họp, Phó Thủ tướng cho rằng bên cạnh những công việc đang được cơ quan chức năng triển khai, phải làm rõ quan điểm bảo đảm an toàn thông tin, hướng dẫn từng người dùng cách tự bảo vệ, xây dựng chế độ, chính sách huy động nguồn lực, nhân lực từ xã hội để ứng phó với các mối đe dọa, nguy cơ về an toàn thông tin.
Cùng với đó là xây dựng các quy định quản lý về an toàn thông tin đối với DN CNTT, và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối.
Nhiều đề xuất hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo
Về vấn đề DN khởi nghiệp sáng tạo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tư duy phát triển cộng đồng DN khởi nghiệp rất quan trọng. Ông Hùng đề xuất thay vì chờ đợi sự xuất hiện của những DN lớn, cần xem xét khả năng phát triển DN khởi nghiệp sáng tạo quy mô nhỏ có thể đáp ứng vô số nhu cầu khác nhau trong lĩnh vực CNTT.
“Chúng ta có ý tưởng, có công nghệ nên quan trọng nhất là phải kết nối được với nhu cầu”, ông Hùng nói.
Có ý kiến đề nghị sử dụng nguồn lực các DN CNTT lớn hỗ trợ cho DN khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc tạo lập “đơn đặt hàng” cụ thể để hình thành thị trường, "hệ sinh thái khởi nghiệp" thay vì hỗ trợ trực tiếp.
(Ảnh: VGP/Đình Nam) |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các DN khởi nghiệp sáng tạo cơ bản liên quan hoặc dựa trên nền tảng CNTT. Ủy ban cần đặt ra chỉ tiêu, tỷ lệ cụ thể của DN khởi nghiệp sáng tạo trong mục tiêu tổng thể phát triển DN đến năm 2020.
Các DN CNTT lớn phải đi đầu trong hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo, từ cung cấp dịch vụ băng thông, đường truyền, ưu đãi cước phí đến việc tạo lập “hệ sinh thái khởi nghiệp”.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ KH&CN nghiên cứu cơ chế để DN có thể sử dụng kinh phí từ quỹ KHCN cho những hoạt động này.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cơ hội của CNTT
Trên cơ sở ý kiến của các thành viên về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trách nhiệm của Ủy ban phải nghiên cứu đầy đủ, hiểu đúng bản chất những đặc trưng, tác động lớn… của “cuộc cách mạng”, từ đó đề xuất phương án để tận dụng, nắm bắt cơ hội.
Việc đầu tiên là phải “xốc lại” lĩnh vực CNTT từ hệ thống hạ tầng, nguồn nhân lực, lẫn công nghệ mà Việt Nam đang chậm hơn những nước khác.
“Suy cho cùng chúng ta muốn làm gì thì trước hết tất cả các chỉ số về hạ tầng CNTT phải tốt”, Phó Thủ tướng nói.
Tiềm năng hợp tác lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông và dầu khí Sáng ngày 06/10, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng thống nước Cộng hoà Hồi giáo Iran Hassan Rouhani. Hai bên ... |
Rà soát quy trình thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Ngày 29/9, làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu thay đổi mạnh mẽ cách ... |
Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin - Truyền thông Ngày 24/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam 2016 (Vietnam ICT ... |