Việt Nam kêu gọi huy động mọi nguồn lực để bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu

Tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về đa dạng sinh học (COP15) đang diễn ra ở Canada, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào những nỗ lực chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Nam Á là khu vực đứng thứ nhất thế giới về đa dạng sinh học. (Nguồn: Unsplash)
Đông Nam Á là khu vực đứng thứ nhất thế giới về đa dạng sinh học. (Nguồn: Unsplash)

Trong khuôn khổ phiên họp cấp cao với chủ đề “Nền văn minh sinh thái - Xây dựng tương lai chung cho mọi sự sống trên Trái Đất” trong khuôn khổ COP15, các cuộc thảo luận của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu về các mục tiêu 15 (trách nhiệm của các doanh nghiệp) và 17 (công nghệ sinh học) đã nêu bật những tầm nhìn khác nhau về vai trò của các doanh nghiệp trong chính sách và hành động đa dạng sinh học, cũng như về việc tích hợp các công nghệ sinh học mới nổi trong Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020. Các tranh luận về cơ chế tài chính và huy động nguồn lực tiếp tục cho thấy những bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Ông Steven Gilbeault, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu của Canada, ủng hộ việc bảo tồn 30% diện tích đất và biển vào năm 2030 (mục tiêu 30x30), cũng như cam kết tăng cường tài trợ và trao quyền cho người bản địa lãnh đạo vì đa dạng sinh học, và bảo vệ lưu vực sông lớn nhất thế giới còn nguyên vẹn về mặt sinh thái ở Manitoba.

Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào những nỗ lực chung nhằm bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu; nhấn mạnh Việt Nam luôn sẵn sàng huy động mọi nguồn lực để triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học; đồng thời kêu gọi các nước thành viên có hành động tương tự để hướng đến xây dựng hành tinh thịnh vượng và khỏe mạnh.

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, suy thoái đa dạng sinh học đang ở mức báo động và việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững trên toàn cầu và phục hồi đa dạng sinh học là thách thức với tất cả các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, với việc thông qua và thực hiện hiệu quả Khung Đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020, mục tiêu này sẽ gần hơn rất nhiều.

Tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994, từ đó đến nay Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hướng đến giải quyết các mối đe dọa về đa dạng sinh học một cách toàn diện, bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý, tích cực hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tạo điều kiện cho cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong nước phát triển,.... Đặc biệt, Khung Đa dạng sinh học toàn cầu chính là kim chỉ nam để Chính phủ Việt Nam xây dựng Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học qua nhiều thời kỳ, giúp Việt Nam bắt kịp các yêu cầu bảo tồn của thế giới.

Tháng 1/2022, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cam kết này đã được Việt Nam tái khẳng định thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo thế giới về thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 75 của Đại hội đồng LHQ; Tuyên bố Côn Minh tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học năm 2021 tại Côn Minh, Trung Quốc.

Với tư cách là thành viên tích cực của công ước, Việt Nam kiến nghị cần nhanh chóng thiết lập các cơ chế hỗ trợ thực hiện, bao gồm cơ chế tài chính mới, huy động nguồn lực, xây dựng và phát triển năng lực, kỹ thuật, hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ; tăng cường hợp tác giữa các bên để thực hiện thành công các mục tiêu tham vọng của Khung Đa dạng sinh học toàn cầu; tạo cơ hội để mỗi người dân, tổ chức, quốc gia phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình trong việc hiện thực hóa Tầm nhìn 2050 về “Sống hòa hợp với thiên nhiên”.

Hội nghị COP15 được kỳ vọng sẽ là cơ hội để cộng đồng quốc tế đưa ra các giải pháp làm chậm quá trình mất đa dạng sinh học và khôi phục sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên. Các mục tiêu chi tiết có thể tập trung vào việc giảm tác hại của các loài ngoại lai xâm hại, cắt giảm sử dụng thuốc trừ sâu và rác thải nhựa, phục hồi các loài và hệ sinh thái bị suy thoái, đồng thời giảm các hoạt động có hại đối với đa dạng sinh học, chuyển nguồn lực đó sang các hoạt động thân thiện với thiên nhiên.

Giờ đây, người lao động có thể dùng chữ ký số để rút bảo hiểm xã hội một lần

Giờ đây, người lao động có thể dùng chữ ký số để rút bảo hiểm xã hội một lần

Để người lao động có thể hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần thuận tiện nhất, BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định ...

Điểm danh những phim truyền hình Việt nổi bật 2022

Điểm danh những phim truyền hình Việt nổi bật 2022

Thương ngày nắng về là một trong những phim truyền hình Việt nổi bật trong năm 2022...

Nhà báo kì cựu Indonesia và kỳ vọng vào chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Nhà báo kì cựu Indonesia và kỳ vọng vào chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Ông Anthoni, thành viên một số viện nghiên cứu uy tín của Indonesia, nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến ...

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Việt Nam đã đặt văn hóa vào trọng tâm của sự phát triển bền vững

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam: Việt Nam đã đặt văn hóa vào trọng tâm của sự phát triển bền vững

Tại Hội thảo Văn hoá 2022, Trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Christian Manhart đã ...

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF CUp 2022 mới nhất

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF CUp 2022 mới nhất

Cập nhật lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022 mới nhất

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

HLV Hansi Flick thêm trận chung kết Champions League 2024/25 vào lịch làm việc

Tự tin vào khả năng Barcelona có thể đi đến tận cùng Champions League 2024/25, HLV Hansi Flick thêm trận chung kết vào lịch làm việc của mình.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao ...
Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí ...
Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

Cách tạo tài khoản Tiktok Shop để bán hàng đơn giản

TikTok đang trở thành kênh bán hàng trực tuyến được ưa chuộng. Dưới đây là các bước hướng dẫn nhanh để giúp bạn mở TikTok Shop bán hàng online hiệu ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động