Việt Nam kêu gọi quốc tế cùng ủng hộ và hỗ trợ xây dựng châu Phi

Bảo Chi
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ xây dựng châu Phi thịnh vượng và hòa bình thông qua các sáng kiến khu vực như Chương trình nghị sự 2063 của châu Phi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam kêu gọi quốc tế cùng ủng hộ và hỗ trợ xây dựng châu Phi
Các nước thành viên HĐBA bày tỏ quan ngại về tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đối các nước châu Phi. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ngày 19/5, nhận lời mời của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 5/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận mở trực tuyến cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ về chủ đề “Giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột cùng với tăng cường phục hồi sau đại dịch ở khu vực châu Phi”.

Cùng tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận có Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Faki Mahamat, Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner cùng các Bộ trưởng và đại diện cấp cao các nước thành viên HĐBA.

Tại cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ, Chủ tịch AU và Tổng Giám đốc UNDP cho rằng đời sống của nhân dân Châu Phi đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, kêu gọi Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế tích cực thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho châu Phi, nhất là tăng cường hệ thống y tế và khả năng tiếp cận vaccine.

Các diễn giả cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy hỗ trợ phục hồi hậu đại dịch, tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và AU để thúc đẩy các hoạt động gìn giữ hòa bình, qua đó, duy trì ổn định trong khu vực, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển, tiến tới thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2063 của châu Phi.

Các nước thành viên HĐBA bày tỏ quan ngại về tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 đối với tình hình kinh tế-xã hội, chính trị, nhân đạo và an ninh ở châu Phi. Các nước tiếp tục kêu gọi tăng cường hợp tác nhằm ngăn ngừa và giải quyết xung đột ở châu Phi, nhất là giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột thông qua hòa giải dân tộc, công nghiệp hoá, cải cách nông nghiệp, phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, giải quyết bất bình đẳng…

Đề cao vai trò của các Phái bộ gìn giữ hoà bình ở châu Phi đã góp phần duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực, các nước kêu gọi tăng cường hỗ trợ để các nước châu Phi tiếp cận vaccine, trong đó có thông qua cơ chế COVAX.

Việt Nam kêu gọi quốc tế cùng ủng hộ và hỗ trợ xây dựng châu Phi
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định hòa bình, ổn định và an ninh là điều kiện tiên quyết để giải quyết những thách thức hiện nay. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những tiềm năng to lớn của lục địa châu Phi. Ghi nhận những khó khăn kéo dài do những hậu quả của chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ để lại, Bộ trưởng kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ xây dựng châu Phi thịnh vượng và hòa bình thông qua các sáng kiến khu vực như Chương trình nghị sự 2063 của châu Phi.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, hòa bình, ổn định và an ninh là điều kiện tiên quyết để giải quyết những thách thức hiện nay, do đó cần tập trung thực hiện lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu và sáng kiến “Ngừng tiếng Súng” (Silencing the Guns) của châu Phi theo các Nghị quyết 2352 và 2565 của HĐBA.

Để duy trì hòa bình, châu Phi cần tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin, hoà giải dân tộc, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và thanh niên trong các tiến trình hòa bình, giải quyết tình trạng kém phát triển và bất công xã hội, củng cố hoà bình và phục hồi sau đại dịch.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực ở châu Phi là khuôn khổ quan trọng để tăng cường hỗ trợ tài chính, nhân đạo và kỹ thuật cho châu Phi.

Nhân dịp ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), trích lời của Người rằng “chúng tôi đã vui mừng trước những thắng lợi của các bạn và đau xót trước những nỗi thống khổ của các bạn”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn cam kết sát cánh cùng các dân tộc châu Phi anh em vượt qua khó khăn, thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững, thông qua việc cử lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam đến các vùng chiến sự tại Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác phát triển qua các khuôn khổ song phương và hợp tác ba bên, và hỗ trợ vật tư y tế để cùng phòng chống đại dịch Covid-19.

TIN LIÊN QUAN
Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ UNITAD thực hiện nhiệm vụ phù hợp với luật pháp quốc tế
Việt Nam trao tặng 500.000 USD và vật tư, thiết bị y tế hỗ trợ Lào ứng phó dịch Covid-19
Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar thực hiện ‘Đồng thuận 5 điểm’
Tổng thống Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ điện đàm, ông Erdogan kêu gọi Washington ngừng ủng hộ tổ chức của Giáo sĩ đối lập Gulen
Lễ tiếp nhận khoản hỗ trợ của Trung tâm Cứu trợ và Nhân đạo Quốc vương Salman ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung

Bài viết cùng chủ đề

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động