![]() |
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thành Long) |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh vai trò then chốt của MKC trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường hội nhập kinh tế tiểu vùng. Thứ trưởng đánh giá cơ chế hợp tác MKC là một trong những cơ chế hợp tác năng động và hiệu quả nhất trong hợp tác tiểu vùng Mekong với ba đặc điểm tạo nên sự khác biệt, gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng khu vực và quốc tế về thách thức của tiểu vùng Mekong; khuyến khích vai trò chủ động của khu vực tư nhân qua Diễn đàn Doanh nghiệp hàng năm; và biến tầm nhìn thành kết quả thực chất với Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc với 61 dự án trị giá 28 triệu USD.
Thứ trưởng đề xuất năm 2025, các nước Mekong tập trung thúc đẩy ba định hướng lớn. Thứ nhất là nối lại, tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc để khẳng định cam kết cấp cao. Thứ hai là xây dựng và thông qua Kế hoạch hành động MKC giai đoạn 2026 - 2030, xem xét ưu tiên thúc đẩy hợp tác phù hợp các xu thế phát triển của khu vực và toàn cầu như chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Thứ ba là tăng cường hiệu quả vận hành của Quỹ MKCF và các trung tâm về nguồn nước, đa dạng sinh học và bảo vệ rừng thông qua các hoạt động sáng tạo, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân các nước Mekong và Hàn Quốc.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Thành Long) |
Tại phiên khai mạc, các đại biểu đánh giá giai đoạn 2021 - 2025, hợp tác Mekong-Hàn Quốc đã đạt những kết quả nổi bật trong triển khai ba trụ cột hợp tác “Con người - Thịnh vượng - Hòa bình” và bảy lĩnh vực ưu tiên gồm văn hóa - du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp - nông thôn, hạ tầng, công nghệ thông tin - viễn thông, môi trường và an ninh phi truyền thống. Mặc dù gặp nhiều thách thức từ tác động của đại dịch Covid-19, 36 dự án với nguồn vốn hơn 23 triệu USD đã được các thành viên triển khai, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân tiểu vùng và góp phần vào sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong.
Tại cuộc họp, các thành viên đã thảo luận các nội hàm và thành tố chính để xây dựng Kế hoạch hành động MKC giai đoạn 2026 - 2030. Các nước Mekong và Hàn Quốc chia sẻ quan tâm chung về mở rộng hợp tác MKC sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kết nối thông minh, công nghiệp văn hóa; trong khi tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước - lương thực - năng lượng, an ninh phi truyền thống, phát triển nguồn nhân lực, du lịch. Dự kiến, Kế hoạch này sẽ được thông qua về nguyên tắc tại Hội nghị Bộ trưởng MKC vào tháng 7.
![]() |
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Thành Long) |
![]()
| Khẳng định vị thế của Việt Nam trong tiến trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Trong nhiệm kỳ 2023-2025 tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là một quốc gia tích ... |
![]()
| Đại sứ Mai Phan Dũng: Cam kết mạnh mẽ và thông điệp ý nghĩa Việt Nam gửi gắm tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Tham gia với tinh thần chủ động, xây dựng và trách nhiệm cao, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ và gửi gắm nhiều ... |
![]()
| Hàn Quốc mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hàn Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn cho Việt ... |
![]()
| Liên hợp quốc cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tổ chức thành công Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành Cơ quan Liên hợp quốc về Ma túy và tội phạm (UNODC), bà ... |