Việt Nam làm Chủ tịch Kỳ họp thứ 14 Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển của UNCTAD

Chu Văn
Diễn ra từ ngày 29/4 tại thành phố Geneva, Thụy Sỹ, Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban đầu tư, doanh nghiệp và phát triển thuộc khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD có sự tham gia của đại diện tất cả các quốc gia thành viên của UNCTAD, một số cơ quan chuyên môn, cơ quan liên chính phủ, cơ quan xúc tiến đầu tư và tổ chức phi chính phủ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã được bầu làm Chủ tịch của Kỳ họp này.

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp  quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva được bầu làm Chủ tịch của Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc UNCTAD. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)
Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva được bầu làm Chủ tịch của Kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Đầu tư, Doanh nghiệp và Phát triển thuộc UNCTAD. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)

Kỳ họp là cơ hội để các quốc gia thành viên và và các bên liên quan về đầu tư và phát triển thảo luận về các vấn đề lớn và mới nổi trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và công nghệ, những tác động của chúng đối với sự phát triển bền vững, trao đổi các giải pháp, chính sách hiệu quả để các bên tham khảo. Nội dung chính của Kỳ họp lần này tập trung vào: (i) những phát triển mới nhất về xu hướng và chính sách trong lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp và khoa học công nghệ cho phát triển; (ii) các thực tiễn tốt nhất trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh doanh và đầu tư nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, cũng như hướng phát triển trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ đầu tư và kinh doanh kỹ thuật số để phát triển rộng rãi hoạt động của chính phủ điện tử; (iii) khai thác công nghệ blockchain (chuỗi khối) để phát triển bền vững, cũng như những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong việc áp dụng công nghệ blockchain.

Dưới sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp cụ thể đối với các nội dung chính. Nhóm 77 và Trung Quốc đánh giá cao đối với công việc và phân tích của UNCTAD về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dòng đầu tư khác trong Báo cáo Đầu tư thế giới (WIR) hàng năm, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc không có đủ nguồn vốn đầu tư cần thiết để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tăng cường đáng kể cả đầu tư công và tư nhân để đạt được các SDGs trước thời hạn 2030. Nhóm châu Á-Thái Bình Dương ủng hộ các sáng kiến​​ của UNCTAD về tạo thuận lợi đầu tư; hoan nghênh việc đưa chủ đề về công nghệ blockchain tại Kỳ họp vì nó đang trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững; lưu ý rằng mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể nhưng khu vực ASEAN vẫn có không gian để cải thiện, thu hút, tạo điều kiện và duy trì đầu tư bằng cách sử dụng nhiều hơn các công nghệ kỹ thuật số. Nhóm các nước châu Phi tái khẳng định sự cần thiết của đầu tư chiến lược và bền vững ở châu Phi để giải quyết sự biến động của FDI cũng như khoảng cách thiếu hụt về cơ sở hạ tầng quan trọng; đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ, thương mại kỹ thuật số trong việc giúp các quốc gia vượt qua các rào cản để thu hút đầu tư bền vững theo ba trụ cột: xã hội, kinh tế và môi trường.

Đại sứ Mai Phan Dũng điều hành Kỳ họp thứ 14. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)
Đại sứ Mai Phan Dũng điều hành Kỳ họp thứ 14. (Nguồn: Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)

Uỷ ban dự kiến tiếp tục thảo luận các nội dung chính của Kỳ họp trong các ngày 30/4-2/5 và bế mạc vào ngày 3/5. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ nghe trình bày, thảo luận và thông qua hai báo cáo của Uỷ ban, gồm Báo cáo cuộc họp chuyên gia về đầu tư, đối mới và khởi nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững, và Báo cáo của Nhóm công tác liên chính phủ gồm các chuyên gia về chuẩn mực kế toán và báo cáo quốc tế.

Việc Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Chủ tịch tại Kỳ họp của một Ủy ban thuộc khuôn khổ UNCTAD thể hiện sự đánh giá cao của UNCTAD và các quốc gia thành viên đối với chính sách và thành tựu trong thu hút đầu tư, phát triển bền vững của Việt Nam những năm vừa qua, đặc biệt các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo… cũng là các nội dung trọng tâm mà UNCTAD hướng tới.

Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thể hiện vai trò tích cực, chủ động của mình tại UNCTAD nói riêng và các diễn đàn quốc tế khác của Liên hợp quốc nói chung. Với việc Việt Nam được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UNCTAD mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam trong thời gian tới, mong đợi Việt Nam có thể truyền cảm hứng cho các nước đang phát triển khác với những câu chuyện cải cách và phát triển thành công của mình.

UNCTAD là cơ quan thường trực liên Chính phủ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập năm 1964, có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sỹ, thuộc Nhóm các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc.

UNCTAD hoạt động ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu với mục tiêu tối đa hoá các cơ hội thương mại, đầu tư và phát triển của các nước đang phát triển và hỗ trợ họ hội nhập vào nền kinh tế thế giới trên cơ sở công bằng, thông qua ba trụ cột: phân tích và nghiên cứu chính sách để đưa ra các báo cáo, thảo luận và trao đổi liên chính phủ nhằm xây dựng sự đồng thuận và xây dựng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia.

Các báo cáo của UNCTAD về các chủ đề đầu tư, thương mại điện tử, công nghệ và đổi mới sáng tạo… cung cấp nhiều thông tin, phân tích có giá trị về tác động của đại dịch, chiến tranh, suy thoái đến các lĩnh vực, ngành nghề, cũng như nhiều tư vấn chính sách cho Chính phủ các nước.

Trọng tâm hoạt động của UNCTAD là tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, thúc đẩy thương mại xanh và bao trùm, chuyển đổi số, bình đẳng giới trong thương mại, cải cách bộ máy và cấu trục để UNCTAD hiệu quả hơn trong các hoạt động, nhất là trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên, cũng như tăng cường tiếng nói và vai trò của UNCTAD trong các vấn đề thương mại toàn cầu.

Tích cực kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các quỹ đầu tư lớn của UAE

Tích cực kết nối các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với các quỹ đầu tư lớn của UAE

Sáng 14/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tiếp Đại sứ Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tại Việt Nam Bader Almatrooshi.

Mở ra những cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam từ chuyến thăm của Trợ lý Tổng thư ký LHQ, Giám đốc UNITAR

Mở ra những cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Việt Nam từ chuyến thăm của Trợ lý Tổng thư ký LHQ, Giám đốc UNITAR

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 20-23/3, ông Nikhil Seth, Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành ...

Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban kinh tế Việt-Nhật cũng như Keidanren triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, môi trường đầu ...

Phó Tổng Thư ký UNCTAD: Việt Nam là một điển hình thành công về chuyển đổi và phát triển kinh tế

Phó Tổng Thư ký UNCTAD: Việt Nam là một điển hình thành công về chuyển đổi và phát triển kinh tế

Ngày 10/4 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã tiếp ông Pedro Manuel Moreno, Phó Tổng Thư ký Hội nghị ...

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Indonesia đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ năm Ủy ban hợp tác song phương

Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ ...

( theo Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva)

Đọc thêm

Đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?

Xin hỏi đường giao nhau là gì? Quy tắc nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào? - Độc giả Huy Hoàng (Hải Phòng)
Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse?

Bất động sản mới nhất: Lý do giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng chậm, ‘đỏ mắt’ chờ dự án ở Hà Nội, làm gì khi đã ‘chấm’ shophouse?

Bộ Xây dựng nói về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, thị trường Khánh Hòa khởi sắc… là những tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường

Bê bối hơn 30 nghìn người bị truyền máu bẩn: Thủ tướng Anh xin lỗi, tính chi hơn 12 tỷ USD bồi thường

Thủ tướng Anh chính thức xin lỗi các nạn nhân và gia đình họ trong bê bối truyền máu nhiễm bệnh hồi thập niên 1970 và 1980 ở nước này.
Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran

Cuộc bầu cử bất thường để bầu ra Tổng thống mới của Iran sẽ được tổ chức vào ngày 28/6.
MU giảm các ca chấn thương trước trận chung kết FA Cup

MU giảm các ca chấn thương trước trận chung kết FA Cup

HLV Erik ten Hag thừa nhận, ông cảm thấy nhẹ nhõm khi cơn ác mộng chấn thương dưới hàng phòng ngự MU giảm đáng kể trước trận chung kết FA ...
Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự

Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự

Các chủ đề chính của Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh là an ninh lương thực và an ninh hạt nhân, nhân đạo và trao đổi tù binh với Nga.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan hỗ trợ bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Trung tâm thương mại làm lại giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan hỗ trợ bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Trung tâm thương mại làm lại giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan bắt đầu tiếp nhận, giải quyết cấp lại các loại giấy tờ tuỳ thân cho bà con người Việt bị ảnh hưởng bởi vụ cháy...
Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan và các cơ quan trong nước sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa bà con trong khả năng cho phép... Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan ...
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Đại sứ Hà Hoàng Hải làm việc với lãnh đạo hội đoàn người Việt Nam

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Đại sứ Hà Hoàng Hải làm việc với lãnh đạo hội đoàn người Việt Nam

Đại sứ Hà Hoàng Hải cam kết sẽ đồng hành với với các hội đoàn để hỗ trợ bà con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề

Trung tâm thương mại tại số 44 Marywilska là trung tâm bán lẻ lớn ở Ba Lan với khoảng 1.400 gian hàng, trong đó có 1/3 gian hàng của người Việt.
Vụ 4 tàu cá gặp nạn ngoài biển: Phối hợp với Trung Quốc tích cực tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân

Vụ 4 tàu cá gặp nạn ngoài biển: Phối hợp với Trung Quốc tích cực tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân

Hiện các lực lượng chức năng, tàu cá của Việt Nam đã phối hợp với lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trung Quốc tích cực tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân còn lại.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Choi Young Sam: Hợp tác Hàn Quốc - Bình Dương là nền tảng vững chắc trong quan hệ hai nước

Đại sứ Choi Young Sam: Hợp tác Hàn Quốc - Bình Dương là nền tảng vững chắc trong quan hệ hai nước

Bình Dương và Hàn Quốc là đối tác vô cùng quan trọng của nhau và chặng đường phía trước vẫn còn nhiều hứa hẹn với quyết tâm từ hai phía.
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Mạnh mẽ hơn cùng lời hứa xanh

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam: Mạnh mẽ hơn cùng lời hứa xanh

Na Uy cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và cộng đồng quốc tế vì một Việt Nam xanh hơn và bền vững hơn!
'Bà mối' tiếp sức cho doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

'Bà mối' tiếp sức cho doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ cho rằng hợp tác kinh tế cần xuất phát từ cơ sở, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy người dân làm chủ thể.
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân

Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, quan hệ Việt Nam-Singapore đã đạt được những bước phát triển vô cùng ấn tượng...
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó

Nhà lãnh đạo Singapore Lý Hiển Long: Người luôn tìm ra những giải pháp 'cùng thắng' cho những vấn đề khó

Đại sứ Nguyễn Đức Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam – Singapore, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore chia sẻ về nhà lãnh đạo Lý Hiển Long..
Nỗ lực của 'tiền đạo' Nhật Bản trên sân ngoại giao AI

Nỗ lực của 'tiền đạo' Nhật Bản trên sân ngoại giao AI

Nhật Bản đang nỗ lực đi đầu thiết lập các quy tắc quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó thúc đẩy quan hệ với các quốc gia chung mục tiêu.
Phiên bản di động