📞

Việt Nam - Lào: Tăng dầy và tôn tạo mốc giới trên thực địa

12:18 | 05/09/2008
“Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” đã đánh dấu bước đi đầu tiên bằng việc khánh thành cột mốc đôi số 605 ngày 05/09 tại cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Vẳn thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và Savanakhet, Lào. Sự kiện này, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulit đồng chủ trì, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 46 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã chia sẻ với báo giới nhiều tâm huyết xung quanh quá trình xây dựng và đi tới khánh thành cặp đôi cột mốc.
Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn
“Dự án Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” đã đánh dấu bước đi đầu tiên bằng việc khánh thành cột mốc đôi số 605 ngày 05/09 tại cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Vẳn thuộc tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và Savanakhet, Lào. Sự kiện này, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulit đồng chủ trì, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 46 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã chia sẻ với báo giới nhiều tâm huyết xung quanh quá trình xây dựng và đi tới khánh thành cặp đôi cột mốc.

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của sự kiện cắm cặp mốc số 605 cũng như công tác tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào?

Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn (TT HXS): Cột mốc 605 là cột mốc đầu tiên được tôn tạo lại trong Dự án Tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt – Lào đã được Chính phủ hai nước phê duyệt. Lễ Khai trương cột mốc 605 hôm nay là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử quan hệ Việt – Lào. Sự kiện này đánh dấu sự mở đầu tốt đẹp cho quá trình tăng dầy và tôn tạo mốc giới trên thực địa giữa hai nước. Một khi hoàn thành dự án này, giữa hai nước Việt – Lào sẽ có một hệ thống mốc quốc giới hiện đại, khang trang và bền vững; đường biên giới giữa hai nước sẽ trở nên rõ ràng, dễ nhận biết, tạo thuận lợi cho việc quản lý biên giới, giữ vững an ninh, trật tự biên giới; góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân của mỗi nước, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt – Lào anh em.

Hoạt động tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào đã có những bước tiến triển gì?

TT HXS: Sau khi Dự án tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt – Lào được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/1/2008, các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Lào đã phối hợp chặt chẽ, triển khai công việc một cách rất khẩn trương. Tính đến thời điểm này, hai bên đã tổ chức được 3 vòng họp cấp chuyên viên, 1 vòng họp cấp Uỷ ban Liên hợp, đã thông qua kế hoạch đơn phương và song phương cho năm 2008 và 2009; đã tiến hành khảo sát chung để xác định vị trí mốc và chuẩn bị cắm mốc tại nhiều khu vực trên đường biên giới. Dự kiến Dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2014. Đến lúc đó, trên tuyến biên giới Việt – Lào sẽ có 826 cột mốc hiện đại, bền vững, so với 214 cột mốc đã được cắm trước đây trong điều kiện hai nước có nhiều khó khăn, nhất là về kinh tế.

Thứ trưởng có thể chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Dự án tăng dầy tôn tạo mốc giới?

TT HXS: Đường biên giới Việt Nam - Lào đã được hoạch định rõ ràng và đã được phân giới cắm mốc trong những năm 1977 – 1986. Đường biên giới này cũng đã được thể hiện đầy đủ trên 63 mảnh bản đồ do hai bên lập năm 2003 bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại, chính xác. Do vậy, việc xác định vị trí các mốc giới về cơ bản là thuận lợi. Bên cạnh đó, dự án này còn được xây dựng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ việc phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Campuchia hiện nay cũng như trong quá trình phân giới cắm mốc Việt – Lào trước đây. Đó là những thuận lợi lớn.

Về khó khăn chủ yếu là do địa hình khu vực biên giới Việt Nam - Lào hết sức hiểm trở, giao thông không thuận tiện, thời tiết rất khắc nghiệt, nên rất khó triển khai phương tiện, trang bị kỹ thuật và huy động nhân lực. Có nơi vị trí mốc được đặt trên đỉnh núi cao hơn 2700 m so với mực nước biển, lên được đến đó phải trèo đèo lội suối 6 - 7 ngày trời. Bởi vậy, xây dựng mốc giới là một công việc hết sức khó khăn, gian khổ, không chỉ “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, mà đôi khi còn phải đổ cả máu nữa. Xin tiết lộ là trong quá trình 10 năm PGCM Việt – Lào trước đây, phía Việt Nam đã có 11 cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Tất nhiên, tình hình hiện nay đã khác. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của chúng ta đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ hai nước, với quyết tâm cao và cố gắng chung của các lực lượng cắm mốc, được sự ủng hộ tích cực của các ngành, các địa phương và nhân dân khu vực biên giới hai nước, Dự án tăng dầy tôn tạo mốc giới nhất định sẽ được hoàn thành đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng, xứng đáng là công trình tiêu biểu của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt – Lào.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Quỳnh Hương (thực hiện)