|
Lao động Việt Nam tại Lybia. |
Theo ông Rahouma Muftah Rahouma Yahya, hợp tác lao động là điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, bởi Lybia là quốc gia Bắc Phi có mức phát triển cao ở khu vực, diện tích rộng nhưng dân số ít. Năm nay cũng là năm hợp tác trong lĩnh vực này đã đạt được nhiều tiến bộ nổi bật với số lượng lao động Việt Nam sang Libya làm việc đã tăng nhiều so với năm trước. Hiện Việt Nam có khoảng 1.300 lao động tại Libya. Trong đó, 300 người làm việc theo hợp đồng trực tiếp với Libya, số còn lại là làm việc theo hợp đồng với các công ty nước ngoài tại Libya. Ông Rahouma Yahya nhấn mạnh, Libya muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực lao động nên sẵn sàng tiếp nhận hơn nữa lao động Việt Nam sang đất nước Bắc Phi này. Libya (tên đầy đủ là Jamahiriya Arab Libya Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Vĩ đại), là nước rộng lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới với diện tích khoảng 1,8 triệu km2, gần bằng tổng diện tích của Anh, Pháp, Đức cộng lại. Lybia rất giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, quặng sắt, uranium… Trong đó, dầu mỏ là tài nguyên quan trọng nhất với trữ lượng đã được thăm dò lên đến 44 tỷ thùng dầu thô. Đã 40 năm qua kể từ ngày Cách mạng Al-Fateh thành công (1/9/1969-1/9/2009), đất nước Libya đã đạt được những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như sự mở rộng về quan hệ đối ngoại. Từ một nước nghèo với 90% diện tích là sa mạc và bán sa mạc, Libya đã trở thành một đất nước phát triển về nhiều mặt và được ví như một “Con hổ châu Phi mới”. Với chính sách kinh tế mới đẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích, hỗ trợ thành lập và phát triển các cơ sở kinh doanh thương mại, Libya đang thay da đổi thịt từng ngày. Kinh tế Libya phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn thu từ lĩnh vực dầu khí, trên thực tế chiếm toàn bộ nguồn thu từ xuất khẩu và khoảng ¼ GDP. Các nguồn thu từ dầu khí cộng với dân số ít (khoảng 6 triệu người) đã khiến Libya trở thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao nhất châu Phi (năm 2007 khoảng 13.100 USD), cho phép nước này xây dựng một hệ thống an sinh xã hội chất lượng cao và rộng rãi đáng kinh ngạc, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và giáo dục. Riêng về giáo dục, Libya hiện có khoảng 1,7 triệu học sinh, sinh viên, trong đó có gần 15% là học sinh trung học và sinh viên đại học. Giáo dục phổ cập bắt buộc đến cấp hai. Chi phí giáo dục hoàn toàn do Ủy ban Nhân dân Toàn quốc (Chính phủ) đảm bảo. Tuy nhiên, Lybia đang có kế hoạch tư nhân hóa toàn bộ các cơ sở giáo dục công. Tỷ lệ biết chữ khoảng 85% và con số này ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây. Năm 2007, nước này đã chi tới 15 tỷ USD cho giáo dục.Trung Anh Ngày 18/8, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Libya, Văn phòng hợp tác kinh tế Libya tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức buổi gặp gỡ nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Cách mạng Al-Fateh, ngày lịch sử vẻ vang của nhân dân Libya (1/9/1969 – 1/9/2009). Đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Ðối ngoại Trung ương, lãnh đạo các cơ quan tổ chức cuộc gặp, các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ với các đối tác Libya đã tham dự buổi lễ.Các đại biểu dự cuộc gặp chúc mừng những thành tựu nhân dân Libya đã đạt được trên nhiều lĩnh vực; bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam và Libya, mong muốn hợp tác giữa hai nước tiếp tục gặt hái nhiều thành quả thiết thực hơn nữa. |