Việt Nam - Myanmar: Hợp tác càng sâu, quan hệ càng bền chặt

Hà Phương
TGVN. Nhận lời mời của Tổng thống Myanmar U Win Myint, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sẽ thăm chính thức Myanmar từ ngày 16–18/12. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương đã trả lời phỏng vấn của TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Myanmar
viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Myanmar
viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng thống Myanmar Win Myint thăm Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc lần thứ 16, tháng 5/2019. (Nguồn: TTXVN)

Theo Đại sứ đâu là nét nổi bật trong quan hệ hai nước sau hai năm nâng cấp lên Đối tác hợp tác toàn diện?

Kể từ khi nâng cấp lên quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện, quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, trên tất cả các mặt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước.

Hai năm qua, nhiều đoàn cấp cao của hai nước đã sang thăm lẫn nhau: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang thăm Myanmar tháng 8/2017, Phó Tổng thống U Henry Van Thio sang thăm Việt Nam tháng 3/2018, Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi sang thăm Việt Nam tháng 4/2018, Tổng thống U Win Myint tháng 5/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Myanmar tháng 6/2019 và sắp tới là chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Myanmar.

Rất nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, ngành của hai nước cũng đã thăm và làm việc với nhau. Số lượng các đoàn của các Uỷ ban Quốc hội, Ban Dân vân Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân… tăng lên không ngừng. Hợp tác địa phương đã xuống đến cấp tỉnh, quân khu, các trường đại học…

Bên cạnh các cơ chế hợp tác đã có như Uỷ ban hợp tác hỗn hợp, Tiểu ban hợp tác thương mại, Tham vấn chính trị, tham vấn an ninh… thì sự ra đời của các cơ chế hợp tác mới cũng đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đó là sự ra đời của Hội Hữu nghị Myanmar-Việt Nam và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar (VBMC), giúp cho sự hợp tác giữa hai nước đến được với mọi tầng lớp nhân dân. Việc doanh nghiệp quân đội hai nước tham gia dự án liên doanh viễn thông Mytel cũng như hội chợ triển lãm hàng hóa… đang góp phần làm cho quan hệ hợp tác giữa hai nước được mở rộng và ngày càng phong phú.

viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat
Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Luận Thùy Dương.

Điểm nhấn trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là gì, thưa Đại sứ?

Trong chuyến thăm chính thức lần này tới Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thông qua và ký Chương trình hành động cho hợp tác hai nước giai đoạn 2019-2024. Đây là văn kiện quan trọng, định hướng sự phát triển của quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước với tầm nhìn dài hạn. Văn kiện này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Myanmar sẽ diễn ra Tổng tuyển cử vào năm sau và Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ tiến hành Đại hội XII.

Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng sẽ chứng kiến ký kết hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, cho thấy sự hợp tác giữa hai nước không chỉ ở quan hệ song phương mà sẽ được làm sâu sắc thêm qua sự hợp tác của hai nước tại các diễn đàn quốc tế, các diễn đàn đa phương, trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Việc làm sâu sắc các hợp tác này sẽ giúp Việt Nam đảm trách tốt hơn nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020 và Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 2020-2021. Hợp tác càng sâu thì quan hệ đối tác càng bền chặt.

Có ý kiến cho rằng hợp tác đầu tư thương mại là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam và Myanmar. Ý kiến Đại sứ thế nào?

Hợp tác đầu tư và thương mại thực sự là điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian qua. Hợp tác này đáp ứng nhu cầu của cả hai nước trong quá trình phát triển kinh tế. Hai nước cần thị trường của nhau và các mặt hàng của hai bên có sự bổ trợ cho nhau rất tốt. Các hội chợ, triển lãm hàng hóa, các buổi giao lưu doanh nghiệp với nhau… giúp cho doanh nghiệp hai nước tìm thêm nhiều cơ hội kinh doanh. Đại sứ quán có cán bộ phụ trách thương mại và đầu tư và cán bộ phụ trách cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar cùng VBMC đang tạo thêm nhiều kênh để các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar có thể tìm hiểu thông tin, thủ tục đầu tư và tìm kiếm đối tác.

Với cơ sở như vậy, trong ba năm qua, số lượng doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar kinh doanh và đầu tư đã tăng gấp đôi (từ khoảng 100 doanh nghiệp năm 2016 lên đến trên 200 doanh nghiệp). Doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar rất đa dạng về hình thức (liên doanh, 100% vốn, văn phòng đại diện, chi nhánh…) và lĩnh vực (xây dựng, sản xuất công nghiệp, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông, du lịch, dịch vụ hàng hóa, hàng tiêu dùng…).

Kim ngạch thương mại hai chiều tính đến hết tháng 9/2019 tăng hơn 8%. Vốn đầu tư hiện là 2,165 tỷ USD với 25 dự án, xếp thứ 7 trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Myanmar. Hai Chính phủ cũng đang tính đến khả năng xây dựng khu công nghiệp Việt Nam tại Myanmar.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar mang đến một đặc thù rất riêng biệt cho cộng đồng người Việt tại đây khi chiếm đến 95%. Sự đoàn kết và tinh thần tương thân tương ái của các doanh nghiệp Việt Nam sang Myanmar chính là chất keo kết dính người Việt lại với nhau, tạo ra hình ảnh đẹp về con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, năng động, kỷ luật và tôn trọng pháp luật trên đất nước Myanmar.

Có thể thấy trong ba năm qua, Đại sứ quán tổ chức rất nhiều hoạt động quảng bá và giao lưu văn hóa cũng như nỗ lực lồng ghép hợp tác văn hóa vào các hoạt động hàng năm.

Trong nhiệm kỳ ở Myanmar, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu đất nước Myanmar và thấy rõ từng con người Myanmar đều thấm đẫm văn hóa, thờ phụng đạo giáo, đề cao giá trị gia đình, coi trọng lễ hội, nên tôi đã lấy văn hoá và đạo giáo làm gốc để thúc đẩy quan hệ, nâng cấp đối tác và để giúp cho hợp tác toàn diện phát huy hiệu quả.

Với nhận thức như vậy, từ mọi hoạt động chính trị như tổ chức kỷ niệm Quốc khánh, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, đến các hoạt động kinh tế - xã hội, tôi đều đưa văn hóa vào, nhấn phần lễ lẫn phần hội. Nhờ đó, nhiều người Myanmar đã đến với các sự kiện của Đại sứ quán, gần gũi với cộng đồng người Việt Nam tại Myanmar, tăng cường được sự giao lưu, gắn kết, và tình cảm chân thành giữa nhân dân hai nước. Đó là gốc để quan hệ hai nước bền chặt.

Hoạt động văn hóa không chỉ giúp nhân dân Myanmar hiểu hơn về Việt Nam mà nhân dân Việt Nam cũng hiểu hơn về Myanmar, điều đó đã giúp cho du lịch giữa hai nước phát triển, số lượng khách du lịch không ngừng tăng lên trong những năm qua. Khi người dân hai nước gắn kết thì doanh nghiệp Việt Nam cũng được lợi, dễ dàng thâm nhập thị trường Myanmar, được người dân Myanmar chào đón vì thấy gần gũi và tin tưởng.

viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat

Là Đại sứ nữ, Bà cảm thấy có thuận lợi, khó khăn cũng như những điều tâm đắc trong công việc?

Thuận lợi là nhiều, cả chủ quan và khách quan. Trước hết, tôi có kinh nghiệm từ 30 năm hoạt động đối ngoại, đã kinh qua công tác nhiệm kỳ ở Mỹ. Tôi có sự hỗ trợ lớn từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao và của các Bộ, ngành liên quan. Tôi có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, có năng lực giúp thúc đẩy công việc. Tôi được các doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar hết lòng giúp đỡ, được gia đình luôn sát cánh và ủng hộ. Là Đại sứ nữ, tôi được hưởng những thiên bẩm của phụ nữ, đó là sự nhẹ nhàng, tinh tế, như bao phụ nữ khác, nhờ vậy giải quyết mọi tình huống, mọi công việc đối ngoại dễ dàng, suôn sẻ.

Tuy nhiên, khó khăn không phải là ít. Công việc đòi hỏi di chuyển nhiều, cho nên cần có sức khoẻ và dẻo dai. Myanmar là địa bàn duy nhất trên thế giới, các cán bộ ngoại giao muốn làm việc với Bộ Ngoại giao nước sở tại, các Bộ, ngành của Chính phủ thì phải di chuyển gần 500 km một chiều, đường sá lại gập ghềnh. Một cán bộ nam cũng thấm mệt chứ chưa nói đến nữ như tôi.

Khó khăn thứ hai là ngôn ngữ và văn hóa của Myanmar rất đa dạng, phong phú, với 135 sắc tộc, chia theo bang, vùng mà sự kết dính lại chưa cao, nên “nhập gia tuỳ tục” không hề đơn giản. Tuy nhiên, là một Đại sứ nữ, tôi tận dụng được đặc thù của nữ giới là khéo léo, dễ tiếp cận với mọi giới, mọi lứa tuổi. Tôi tận dụng được sự nhạy cảm của phụ nữ để hiểu sâu sắc về văn hóa truyền thống, các đạo giáo lâu đời của Myanmar, để nhập gia không chỉ về ngôn ngữ mà cả trang phục, nhờ đó việc thúc đẩy quan hệ hai nước được cụ thể, hiệu quả hơn.

Việc tôi mặc Longyi và hát ca khúc Myanmar trên sân khấu lớn trước hàng nghìn khán giả Myanmar trong các hoạt động của đoàn ngoại giao, được truyền hình trực tiếp trên tivi Myanmar, không chỉ giúp quảng bá một Đại sứ nữ của Việt Nam, khiến nhân dân Myanmar biết đến Việt Nam, tin yêu và thấy gần gũi với Việt Nam hơn, mà còn giúp tôi đi đến đâu cũng được biết đến, được chào đón và người dân giúp đỡ hết lòng.

Đó là những kỷ niệm và kinh nghiệm quý báu mà tôi may mắn có được và sẽ sẻ chia cho các thế hệ ngoại giao sau này và các Đại sứ khác.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat

Khai mạc Triển lãm Thương hiệu Việt Nam tại Myanmar

TGVN. Từ ngày 29-30/10, Triển lãm “Thương hiệu Việt Nam tại Myanmar - Chất lượng hướng đến thành công” do Đại sứ quán Việt Nam ...

viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat

Màu sắc truyền thống và hiện đại trong văn hóa Việt Nam - Myanmar

TGVN. Ngày 28/9, tại Yangon đã diễn ra đêm giao lưu văn hóa với chủ đề “Myanmar – Việt Nam: Màu sắc truyền thống và hiện ...

viet nam myanmar hop tac cang sau quan he cang ben chat

Hợp tác văn hoá và tôn giáo Việt Nam – Myanmar: Tương đồng và sẻ chia

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 10-14/5, Tổng thống Myanmar U Win Myint sẽ sang thăm Việt ...

Hà Phương (thực hiện)

Đọc thêm

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực ...
Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động