Việt Nam - Myanmar: Quan hệ chính trị tin cậy mở đường cho hợp tác phát triển

Nhân dịp kỷ niệm 43 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Myanmar (28/5/1975 -28/5/2018), Đại sứ Myanmar tại Việt Nam Kyaw Soe Win  đã có bài viết gửi riêng cho TG&VN chia sẻ về mối quan hệ hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien “Những ngày Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức tại Myanmar
viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien Thúc đẩy việc quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Myanmar
viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien
Đại sứ Myanmar tại Việt Nam Kyaw Soe Win

Trong ngày Độc lập đầu tiên của Myanmar – 4/1/1948, Bộ trưởng Y tế, Giáo sư Phạm Ngọc Thạch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tới dự. Trước lời kêu gọi hỗ trợ Việt Nam khi chính quyền còn hết sức non trẻ của Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, Myanmar đã cử một đoàn đại biểu trẻ tới miền Bắc Việt Nam. Đoàn đã tới Việt Nam vào ngày 19/1/1948, bằng cả hai phương tiện là máy bay và tàu hỏa, qua Thái Lan và Lào rồi di chuyển bằng đường bộ tới Tư lệnh Quân khu 4 ở tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, Myanmar cũng đã hỗ trợ cung cấp cho Việt Nam vũ khí, đạn dược và thuốc men.

Chỉ vài tháng sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Myanmar đã khai trương Văn phòng Lãnh sự tại Hà Nội vào ngày 27/12/1957. Ban đầu, Đại sứ quán Myanmar được mở tại Khách sạn Thống Nhất (Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội ngày nay) vào ngày 25/5/1975. Đến năm 1984, Đại sứ quán chuyển tới địa điểm hiện nay - tại Khu Ngoại giao Đoàn Vạn Phúc. Năm 2018 đánh dấu 43 năm quan hệ ngoại giao của hai nước chúng ta, với 18 Đại sứ Myanmar từng làm việc, công tác tại Việt Nam. Họ đã nỗ lực hết mình duy trì và thúc đẩy quan hệ bạn bè truyền thống ấy.

Chặng đường 43 năm cũng chứng kiến sự hợp tác song phương ngày càng được mở rộng trên nhiều cấp độ, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Đáng chú ý, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Myanmar tháng 8/2017, hai nước đã nâng cấp khuôn khổ quan hệ lên Đối tác Hợp tác Toàn diện. Chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi tới Việt Nam đã tái khẳng định quyết tâm của hai bên trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, tại Hà Nội, tháng 4/2018.

Thực tế cho thấy, sự tăng cường quan hệ chính trị tin cậy và gần gũi giữa hai nước đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ trong những lĩnh vực hợp tác cùng có lợi. Trong năm 2017, thương mại song phương Việt Nam – Myanmar đạt mức 830 triệu USD, tăng 51% so với năm 2016, vượt mục tiêu (500 triệu USD) mà hai bên đề ra. Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Myanmar và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7, với tổng giá trị đầu tư lên tới 2,1 tỷ USD, chiếm 2,8% mức đầu tư tại Myanmar. Trong những năm gần đây, hai nước đã tiếp tục duy trì và phát triển các cơ chế hợp tác song phương qua việc thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Song phương và Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại.

Việt Nam và Myanmar cũng chia sẻ quan điểm chính trị trong một số vấn đề khu vực và quốc tế. Hai nước thường xuyên trao đổi thông tin, tham khảo trong những vấn đề mà hai bên cùng có lợi, cũng như luôn thể hiện vai trò đối tác, bạn bè tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau trong các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chúng tôi tin rằng hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Myanmar trong các vấn đề quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước nói riêng và hòa bình, ổn định cho khu vực nói chung.

Những bước tiến gần đây trong hợp tác song phương về an ninh – quốc phòng cũng được đánh giá cao. Trong năm 2017, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Myanmar đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó có chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing (5 – 8/3/2017), chuyến thăm Myanmar của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (1 – 3/10/2017) và việc Công ty Viễn thông Quốc tế Myanmar (MyTel) - liên doanh giữa Viettel và đối tác tại Myanmar - chính thức đi vào hoạt động… Năm 2017, hợp tác quốc phòng đã được đẩy mạnh rõ rệt, tập trung vào bốn lĩnh vực: hợp tác y tế quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, truyền thông quốc phòng và huấn luyện quốc phòng.

Mối quan hệ phát triển, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực những năm vừa qua đã đưa nhân dân hai nước lại gần nhau hơn. Hàng nghìn người Việt Nam đã tới học tập và sinh sống tại Myanmar. Một số lượng ngày càng tăng các gia đình Myanmar – Việt Nam trong những năm qua sẽ tiếp tục góp phần tăng cường hơn nữa tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

43 năm là một chặng đường dài. Kế thừa nền móng quan hệ từ cha ông, Việt Nam - Myanmar đã cùng nhau vượt qua những khó khăn và tận hưởng thành quả từ 43 năm hợp tác và phát triển. Chắc chắn rằng, quan hệ hữu nghị và hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới.

Kyaw Soe Win

Đại sứ Myanmar tại Việt Nam

viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien Việt Nam – Myanmar: Tiếp tục gặt hái nhiều thành quả mới

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn Nhà nước, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ ...

viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien Quan hệ Việt Nam - Myanmar: ngày càng toàn diện và sâu sắc

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bà Daw Aung San Suu Kyi, Cố ...

viet nam myanmar quan he chinh tri tin cay mo duong cho hop tac phat trien Việt Nam - Myanmar tăng cường hợp tác hữu nghị

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar và Hội hữu nghị Myanmar - Việt Nam đã tổ chức hội đàm và ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

HLV Ruben Amorim không cho Leny Yoro ra sân trận U21 MU

Tân HLV Ruben Amorim không muốn Leny Yoro thi đấu cho đội U21 MU trong bối cảnh trung vệ người Pháp vừa bình phục chấn thương.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động