Nhỏ Bình thường Lớn

Việt Nam nêu quan điểm trong giải quyết vấn đề an ninh và giải trừ quân bị tại Liên hợp quốc

Ngày 6/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Ủy ban Giải trừ quân bị và an ninh quốc tế của Đại hội đồng LHQ (Uỷ ban 1) đã tiến hành thảo luận về các vấn đề đang nổi lên hiện nay liên quan hoà bình, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị.

Phiên thảo luận về các vấn đề đang nổi lên hiện nay liên quan hoà bình, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị có sự tham gia của đông đảo các nước thành viên LHQ cùng đại diện của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực.

Phát biểu tại phiên thảo luận, nhiều nước bày tỏ quan ngại trước tình hình an ninh quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp, trong đó có căng thẳng địa chính trị, xung đột kéo dài, chi tiêu quân sự gia tăng, vũ khí hạt nhân được hiện đại hoá… Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, kêu gọi tăng cường cơ chế giải trừ quân bị và chống phổ biến nhằm góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Việt Nam nêu các yếu tố trong giải quyết vấn đề an ninh và giải trừ quân bị. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp.

Chia sẻ quan điểm với các nước, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, cho rằng lĩnh vực giải trừ quân bị hiện chưa đạt được tiến triển thực chất như kỳ vọng. Vì vậy, cộng đồng quốc tế cần tăng cường nỗ lực để thúc đẩy giải trừ quân bị một cách toàn diện và triệt để, trong đó ưu tiên cao nhất là giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Đại sứ tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là ủng hộ các nỗ lực quốc tế chống phổ biến, giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, nhất là vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Theo đó, cần thúc đẩy triển khai Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) cân bằng trên cả 3 trụ cột, gồm giải trừ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân và quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình.

Đồng thời, đại diện Việt Nam cũng kêu gọi các nước còn lại sớm ký và phê chuẩn để Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) sớm có hiệu lực. Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định sẽ cùng các nước ASEAN cam kết duy trì khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Đại sứ hoan nghênh việc các nước sở hữu vũ khí hạt nhân đã ký và phê chuẩn không kèm bảo lưu đối với Nghị định thư Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

Bên cạnh đó, đại diện Việt Nam cho rằng, cần quan tâm cao và có cách tiếp cận cân bằng về vấn đề vũ khí thông thường. Đại sứ ủng hộ việc sử dụng hoà bình khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình, cũng như bảo đảm quyền tiếp cận, khám phá và sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.

Việt Nam nêu các yếu tố trong giải quyết vấn đề an ninh và giải trừ quân bị. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Giải trừ quân bị và an ninh quốc tế của Đại hội đồng LHQ.

Về giải pháp cho tình hình hiện nay, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh cần tăng cường xây dựng lòng tin và giảm căng thẳng hiệu quả thông qua việc các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Trong quá trình thương lượng đa phương các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh và giải trừ quân bị, cần có sự cam kết chính trị mạnh mẽ, các biện pháp xây dựng lòng tin và cả sự minh bạch.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang tiếp tục khẳng định cam kết của Việt Nam đóng góp tích cực vào các công việc của Uỷ ban 1 để thúc đẩy hoà bình, an ninh và phát triển.

Ủy ban 1 trực thuộc Đại hội đồng LHQ, gồm đại diện của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ, có chức năng xem xét, thảo luận về giải trừ quân bị, các mối đe doạ và thách thức đối với hoà bình và an ninh quốc tế, từ đó đề ra giải pháp phù hợp.

Kỳ họp lần này của Ủy ban 1 dự kiến kéo dài đến đầu tháng 11 tới với 7 nhóm đề mục sẽ được thảo luận, trong đó có các vấn đề quan trọng như giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, cải tổ bộ máy giải trừ quân bị, tăng cường an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh an toàn ngoài khoảng không vũ trụ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Trong chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc, cơ sở là vấn đề rất quan trọng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Trong chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc, cơ sở là vấn đề rất quan trọng

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có ý nghĩa ...

Lồng ghép bình đẳng giới và phát triển toàn diện trong giải quyết vấn đề ô nhiễm ở Việt Nam

Lồng ghép bình đẳng giới và phát triển toàn diện trong giải quyết vấn đề ô nhiễm ở Việt Nam

Sáng nay, 29/8, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hợp tác cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và UNDP Việt ...

VIETWATER 2023: Tìm giải pháp bền vững cho vấn đề an ninh nguồn nước và môi trường

VIETWATER 2023: Tìm giải pháp bền vững cho vấn đề an ninh nguồn nước và môi trường

Triển lãm VIETWATER 2023 sẽ có sự tham gia của 450 đơn vị đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có công nghệ ...

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Phát huy vai trò nghị sĩ trẻ trong giải quyết các thách thức về văn hóa số

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Phát huy vai trò nghị sĩ trẻ trong giải quyết các thách thức về văn hóa số

Nhân Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu (14-17/9), ĐBQH Bùi Hoài Sơn, một trong những diễn giả trong phiên thảo luận chuyên đề 3 ...

Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân, ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)