Việt Nam – Romania: Ngọn lửa hữu nghị luôn nồng cháy*

65 năm thực sự là một dấu mốc đáng tự hào vì quan hệ hữu nghị giữa Romania và Việt Nam đã trở thành truyền thống và luôn diễn ra tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Valeriu Arteni phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Romania tổ chức ở tại Hà Nội, ngày 30/12/2014.

Đem Romania đến gần Việt Nam

Giống như bao người bạn Việt Nam tự hào tốt nghiệp đại học ở Romania và đang giữ các trọng trách trong bộ máy Nhà nước, tôi cũng rất tự hào là nhà ngoại giao Romania tốt nghiệp Khoa ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, tôi đã nỗ lực hết mình cho sự phát triển và mở rộng không ngừng mối quan hệ giữa Romania và Việt Nam.Trong ngoại giao, biết ngôn ngữ và hiểu văn hóa của nước sở tại có thể là một thuận lợi quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước. Đó chính là lý do vì sao tôi quay lại đây sau khi đã giữ một nhiệm kỳ Đại sứ của Romania tại Việt Nam.

Nếu so sánh quan hệ ngoại giữa hai nước như một ngôi nhà chung thì các đại sứ giữ lần lượt các vai trò kiến trúc sư, kỹ sư hoặc thợ xây. Những sáng kiến thực chất và tích lũy về chất trong quan hệ song phương trong nhiệm kỳ Đại sứ đầu tiên cũng như trong nhiệm kỳ hiện nay đã góp phần thúc đẩy hợp tác hai bên trong tất cả các lĩnh vực cũng như các cuộc trao đổi ở tất cả các cấp, với mục tiêu đem Romania và Việt Nam đến gần nhau hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Hoạt động ngoại giao là hoạt động của một ê kíp. Những thành tích đạt được là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ và sự ủng hộ tích cực, nhiệt tình, của các bộ ngành liên quan, đặc biệt là của Bộ Ngoại giao hai nước.

Những chuyến thăm đáng nhớ

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Emil Constantinescu nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ tại Hà Nội năm 1997. Cuộc gặp của Tổng thống với Chủ tịch Trần Đức Lương khi ấy đã diễn ra rất thân mật khi cả hai nguyên thủ quốc gia cùng là chuyên gia địa chất học. Tiếp đó là cuộc gặp cảm động của Tổng thống - từng là Giáo sư giảng dạy tại khoa địa chất học Bucaret, với hàng trăm cựu học sinh Việt Nam của mình.

Gần đây nhất, có một sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt đối với sự hợp tác giữa Romania và Việt Nam và đồng thời vượt qua phạm vi quan hệ giữa hai nước, đó là việc kết nghĩa giữa tỉnh Tulcea của Romania và tỉnh Bến Tre của Việt Nam, hai địa phương nằm ở châu thổ sông Danube và sông Mekong, trong khuôn khổ dự án Á-Âu Danube-Mekong hồi tháng 10/2014. Đây là kết quả của chuyến thăm và làm việc của tôi tại tỉnh Bến Tre tháng 12/2013. Hợp tác này là một hoạt động mang tính chất điển hình của sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Romania và Việt Nam tại ASEM và các diễn đàn đa phương nói chung.

Quan hệ hỗ trợ, bổ sung

Trong thời gian qua, về mặt chính trị, hai nước duy trì việc trao đổi đoàn cấp cao, các cơ chế đối thoại và hợp tác song phương cũng đã được thể chế hóa trong tất cả các lĩnh vực. Romania và Việt Nam tích cực hỗ trợ nhau trên bình diện song phương và trong các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, đối thoại ASEM.

Romania nằm trong số những quốc gia đầu tiên giúp Việt Nam xây dựng lại nền kinh tế và đào tạo nhân lực sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Romania đã đóng góp đặc biệt vào sự phát triển các ngành dầu khí, xây dựng và khai thác khoáng sản của Việt Nam.

Kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng dần từ sau những năm 1990 và đặc biệt, 2014 là năm ghi dấu ấn khi kim ngạch lần đầu tiên đạt mốc hơn 150 triệu USD. Việt Nam đang là đối tác hàng đầu của Romania trong các nước ASEAN. Các lĩnh vực hợp tác truyền thống được duy trì và mở rộng. Xuất khẩu lao động, dịch vụ và du lịch là các lĩnh vực mới đang dần khởi sắc. Hợp tác giữa các địa phương cũng được tăng cường, thêm nhiều tỉnh của hai nước kết nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi trực tiếp giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Giáo dục luôn là lĩnh vực hợp tác thế mạnh của hai nước. Gần 4.000 người Việt Nam đã học tập và tốt nghiệp tại Romania trong sáu thập kỷ qua. Chính phủ hai nước duy trì trao đổi hàng năm mười suất học bổng học đại học toàn phần, thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra, lưu học sinh Việt Nam có cơ hội học tập tại Romania theo nguồn học bổng của Bộ Ngoại giao Romania, Quỹ Eugen Ionescu, và du học tự túc tại các trường đại học chất lượng, trình độ quốc tế, trong nhiều lĩnh vực, có các chương trình giảng dạy bằng tiếng Romania, Anh hoặc Pháp, với mức học phí thấp hơn nhiều so với các nước khác.

Việc Romania gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU) và sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và EU góp phần củng cố mối bang giao truyền thống giữa Romania và Việt Nam và mở ra chân trời mới cho sự hợp tác giữa hai nước. Đồng thời, quan hệ hữu nghị truyền thống và toàn diện giữa Romania và Việt Nam cũng bổ sung một cách thực chất cho quan hệ giữa EU và Việt Nam.

Cần thời sự hóa thông tin về tiềm năng

Tính đến thời điểm này, ba dự án FDI của Romania với tổng số vốn đầu tư là 2,1 triệu USD và con số hơn 150 triệu USD kim ngạch trao đổi thương mại như đã nói ở trên, là chưa tương xứng với tiềm năng, mong muốn cũng như sự tin cậy về chính trị giữa hai bên. Ở đây chúng ta phải thừa nhận rằng, vì nhiều lý do khác nhau, nói chung là khách quan, một số cơ chế song phương về hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hoạt động chưa đều đặn và không thực hiện vai trò tham mưu, phối hợp hành động, thúc đẩy hợp tác, động viên các doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực có thế mạnh gặp nhau và hợp tác, làm ăn với nhau vì lợi ích.

Hàng Việt Nam chất lượng cao trong lĩnh vực may mặc, giày da, đồ gỗ, mỹ nghệ, thuỷ sản, cao su, cà phê, chè, gia vị..., được khách hàng Romania rất quan tâm nhưng chưa được đông đảo người tiêu dùng Romania biết đến. Việt Nam nhập khẩu từ Romania các mặt hàng cơ khí, hóa chất, phụ tùng tàu thủy, điện tử, ngũ cốc, đồ gỗ… nhưng nhiều khi lại nhập và thanh toán qua nước thứ ba.

Các doanh nghiệp của Romania chưa thực sự nhìn thấy được những cơ hội mà một đất nước đang phát triển rất năng động như Việt Nam đem lại. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa mạnh dạn mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác Romania. Việc chưa có một công cụ pháp lý và tài chính nào để chống hiện tượng gian lận, quỵt nợ, đào tẩu khi trường hợp đó xảy ra cũng là một rào cản.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần kiên trì quảng cáo, tham gia hội chợ và các triển lãm quốc tế được tổ chức tại Romania. Cần thành lập mạng lưới đại lý tin cậy để quảng bá bán buôn và bán lẻ các mặt hàng. Doanh nghiệp Việt Nam phải nắm chắc kỹ năng kinh doanh và tôn trọng pháp luật của nước sở tại để được kinh doanh dài hạn.

Trong bối cảnh hiện nay thế giới có nhiều thách thức, toàn cầu có nhiều biến đổi, hai nước cần phát huy tối đa sức mạnh của sự hợp tác truyền thống, tăng cường thực hiện trao đổi đoàn ở tất cả các cấp, luôn thăm dò và thời sự hóa thông tin về tiềm năng của nhau.

Năm nay, kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao hai nước, là một cơ hội tốt để tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giới thiệu đất nước và tiềm năng hiện nay, thúc đẩy sự hợp tác nhiều mặt và tăng cường trao đổi thương mại. Hai bên cần thúc đẩy hoạt động của các cơ chế đối thoại và hợp tác song phương sẵn có, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, giáo dục, khoa học… Ở đây, tôi cũng muốn đặc biệt nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của Hội Hữu nghị Việt Nam - Romania, trong đó đại đa số là những người tốt nghiệp ở Romania, có kiến thức sâu rộng về Romania và vai trò của cộng đồng người Việt tại Romania và cộng đồng người Romania tại Việt Nam.

Năm nay cũng đánh dấu 25 năm quan hệ giữa Việt Nam và EU. Hai nước chúng ta phải tận dụng các cơ hội mới về hợp tác trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác EU – Việt Nam như Hiệp định về đối tác toàn diện (PCA), Hiệp định về mậu dịch tự do (FTA),.. Điều này đòi hỏi các chuyên gia của hai bên nghiên cứu kỹ những thuận lợi và thời cơ do FTA tạo ra và có biện pháp thích ứng nhanh chóng để nắm bắt cơ hội.

Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dịp quan trọng để hai nước ôn lại quá khứ và hướng tới một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa Romania và Việt Nam. Với nền tảng vững chắc sẵn có, với tiềm năng dồi dào, với sự ủng hộ yêu mến của gần 4.000 cán bộ lưu học sinh từng học tập ở Romania, tôi tin tưởng rằng ngọn lửa hữu nghị Romania -Việt Nam sẽ luôn nồng cháy.

Nhân dịp năm mới 2015 và Tết Ất Mùi, tôi xin chúc Việt Nam ngày càng phát triển và thịnh vượng, nhân dân Việt Nam an khang và hạnh phúc. Tôi xin chúc mối quan hệ hữu nghị truyền thống và toàn diện giữa Romania và Việt Nam ngày càng bền vững, thắm thiết và phát triển không ngừng. n

Valeriu Arteni
Đại sứ Romania tại Việt Nam


* Bài viết riêng cho TG&VN nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Romania (3/2/1950-3/2/2015)



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định Brentford vs AFC Bournemouth vòng 11 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu Brentford vs AFC Bournemouth tại vòng 11 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 9/11.
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump sẽ giải quyết câu chuyện Nga-Ukraine và tình hình Trung Đông như thế nào?
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ vui mừng về sự phát triển không ngừng của quan hệ Việt Nam-Lào trong thời ...
Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động