Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên quản lý và sử dụng hiệu quả bền vững dòng Mekong. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Hiện nay, dọc theo dòng chính sông Mekong có 14 đập thuỷ điện, trong đó 12 con đập ở Trung Quốc. Có các ý kiến chuyên gia cho rằng những con đập này khiến cho nguy cơ cạn kiệt dòng chảy cũng như làm giảm lượng trầm tích chảy tới vùng hạ lưu sông Mekong. Điều này là một trong những nguyên nhân gây hạn mặn và sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng.
Trả lời đề nghị của phóng viên về quan điểm của Việt Nam về ảnh hưởng của những con đập Trung Quốc tới Việt Nam và Việt Nam có giải pháp gì cũng như hợp tác với Trung Quốc và các quốc gia dọc sông Mekong như thế nào để có thể phát triển bền vững sông Mekong, ông Đoàn Khắc Việt cho rằng, Mekong là dòng sông chung xuyên biên giới và chảy qua nhiều quốc gia. Là quốc gia hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam rất quan tâm đến các tác động xuyên biên giới và khả năng tích nước của các công trình thủy điện trên dòng sông Mekong.
“Như chúng tôi đã nhiều lần nói rõ, việc phát triển và vận hành các công trình thủy điện trên sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực, bao gồm các tác động xuyên biên giới, đến môi trường cũng như phát triển kinh tế xã hội, đời sống kinh tế xã hội của các nước trên lưu vực sông Mekong, nhất là các nước hạ nguồn và phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế”, Phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhấn mạnh.
Việt Nam mong muốn và sẵn sàng cùng các nước liên quan tăng cường hợp tác nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không có tác động tiêu cực đến đời sống của người dân sinh sống trong lưu vực. Ủy Hội sông Mekong quốc tế có các đối tác đối thoại là các quốc gia thượng nguồn và cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác với các cơ chế của Mekong khác.
| 'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong Năm 2021, một dự án thí điểm nguồn nước do Trung Quốc khởi xướng đã được triển khai tại làng Hatkeep ở tỉnh Luang Prabang, ... |
| Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực Đối mặt với sự gia tăng của thách thức khí hậu toàn cầu, 6 nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng nỗ lực hợp ... |
| Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, ... |
| Biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn đến thủy văn ở lưu vực Mekong-Lan Thương Giáo sư Đại học Thanh Hoa Điền Phú Cường cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến điều kiện thủy văn của ... |
| Việt Nam mong muốn Campuchia phối hợp chặt chẽ đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 5/5 trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu ... |