Việt Nam sẵn sàng trong hợp tác kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ

Phương Hà
Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Cộng đồng Pháp ngữ, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Cộng đồng, đóng vai trò nòng cốt của phong trào Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam đi đầu trong hợp tác kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp bà Louise Mushikiwabo, Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ ngày 5/11/2021. (Nguồn: TTXVN)

"Tiếp lửa' hợp tác kinh tế

Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cộng đồng Pháp ngữ là nội dung chính trong trao đổi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến trụ sở Cộng đồng Pháp ngữ vào tháng 11/2021.

Từ đó có thể thấy, hợp tác kinh tế Pháp ngữ tiếp tục là trọng tâm thúc đẩy của Việt Nam trong Cộng đồng. Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Kinh tế, Việt Nam là nước điều phối xây dựng Chiến lược kinh tế Pháp ngữ 2020-2025 (Việt Nam đảm nhiệm từ tháng 3/2019).

Tinh thần ấy lại được “tiếp lửa” bằng một loạt hoạt động kinh tế sắp diễn ra khi Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ Louise Mushikiwabo thăm chính thức và dẫn đầu đoàn gồm hơn 80 doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ sang Việt Nam (từ 21-26/3) nhằm tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư về các lĩnh vực nông nghiệp, tài sản-dịch vụ số và năng lượng tái tạo.

Việt Nam chính là nước đầu tiên được đoàn doanh nghiệp Pháp ngữ đến thăm nhằm triển khai Chiến lược kinh tế Pháp ngữ 2020-2025. Việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của đoàn thể hiện sự coi trọng vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ.

Việt Nam chính là nước đầu tiên được Đoàn doanh nghiệp Pháp ngữ đến thăm nhằm triển khai Chiến lược kinh tế Pháp ngữ 2020-2025. Việc chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của đoàn thể hiện đặc biệt coi trọng vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ.

Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), có FTA với 60 nền kinh tế, trong đó có một số nền kinh tế Pháp ngữ. Đây là điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý để Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế, đặc biệt là hợp tác về nông nghiệp, viễn thông và mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác khác với các nước Pháp ngữ.

Nhìn lại, Việt Nam là thành viên luôn chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực hoạt động của Pháp ngữ, bắt đầu từ khi Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7/1997.

Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Đại học Quốc gia tổ chức diễn đàn quốc tế Franconomics hằng năm (bắt đầu từ 2019); hỗ trợ Việt Nam tổ chức một số hội thảo quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và châu Phi, gần đây nhất là hỗ trợ Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế về hợp tác nông nghiệp Việt Nam-châu Phi (tháng 9/2021).

Từ tháng 9/2020 đến nay, OIF triển khai dự án thí điểm hợp tác phi tập trung nhằm hỗ trợ thanh niên và phụ nữ trong sản xuất lúa gạo, sắn, khắc phục hậu quả thiên tai tại Sơn La, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Đồng Tháp.

Thành viên tích cực, trách nhiệm

Là thành viên của Pháp ngữ từ năm 1979, triển khai đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, từ nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Pháp ngữ, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Cộng đồng, đóng vai trò nòng cốt của phong trào Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị cấp cao (HNCC) Pháp ngữ, thể hiện cam kết ở cấp cao của Việt Nam đối với Cộng đồng Pháp ngữ. Đặc biệt, năm 1997, Việt Nam đã đăng cai tổ chức HNCC đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Pháp ngữ tại châu Á.

Việt Nam sẵn sàng trong hợp tác kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ
Hội nghị cấp cao Pháp ngữ năm 1997 là Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đa phương đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Hiện nay, do tham gia đầy đủ và thực chất trên hầu hết các vấn đề ưu tiên của Cộng đồng, từ hoạch định chiến lược hợp tác, thúc đẩy cải cách hành chính nên Việt Nam được coi thuộc nhóm đang phát triển nòng cốt, có tiếng nói quan trọng đối với việc hoạch định và triển khai chiến lược hợp tác của Cộng đồng Pháp ngữ.

Việt Nam nhiều lần được tín nhiệm bầu vào các cương vị quan trọng như Chủ tịch Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF) năm 1996, Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ (CMF) (1996-1997), Chủ tịch HNCC Pháp ngữ (1997-1998)...

Từ tháng 3/2019, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban kinh tế CPF. Tháng 9/2020, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai được bổ nhiệm làm Trưởng Đại diện Văn phòng Pháp ngữ tại khu vực Tây Phi, là người châu Á đầu tiên đứng đầu một văn phòng khu vực của OIF. Hiện Quốc hội Việt Nam cũng đang đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF).

Có thể nói, Việt Nam là đầu tàu của Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính vì vậy, Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ và Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Cơ quan Đại học Pháp ngữ được đặt tại Hà Nội từ đầu những năm 1990. Trung tâm đào tạo Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng được đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Trong quá trình đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam luôn tích cực đề cao đối thoại, hợp tác, đóng góp vào nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các bất ổn, xung đột, trong đó có một số nước châu Phi thành viên Pháp ngữ.

Phần lớn các nước Pháp ngữ đều coi Việt Nam là biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, khâm phục tinh thần quật cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam, và ngày nay là tấm gương thành công trong xóa đói nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

Nhiều nước mong muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội với Việt Nam, cho rằng Việt Nam là một đối tác tin cậy và quan trọng, đánh giá cao cách tiếp cận của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, bền vững và đoàn kết, thể hiện rõ nét trong các dự án hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam (như Viettel) tại một số nước Pháp ngữ.

OIF thể hiện coi trọng, thường xuyên cử Đoàn cấp cao thăm Việt Nam. Tổng thư ký Pháp ngữ đã 5 lần thăm Việt Nam (năm 1998, 2004, 2014, 2016 và 2019).

Tin liên quan
Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ sẽ thăm chính thức Việt Nam Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ sẽ thăm chính thức Việt Nam

Đoàn kết trong khác biệt

Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trên thế giới. Hiện nay, Cộng đồng Pháp ngữ ngày càng phát triển thành một không gian đa dạng, đó là cơ sở để Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và hội nhập.

Ước tính có 300 triệu người nói tiếng Pháp trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng 600.000 người nói tiếng Pháp.

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Cộng đồng Pháp ngữ đã cho thấy tinh thần đoàn kết và mong muốn được chung sống trong sự khác biệt, đa dạng và cùng phát huy các giá trị nhân văn của thế giới.

Tinh thần đoàn kết đó càng được thể hiện rõ trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OIF Chekou Oussouman đã từng nhấn mạnh đến các hoạt động tương trợ ngay từ những thời điểm đầu tiên của đại dịch trong Cộng đồng Pháp ngữ giữa Việt Nam, Campuchia, Lào, Hàn Quốc với các nước châu Âu hay sự đoàn kết của Morocco với các nước châu Phi cận Sahara và sự kêu gọi của Tổng thống Pháp cho sự bình đẳng trong việc tiếp cận cũng như sử dụng vaccine.

Ngoài ra, Nghị quyết số 2565 (2021) do 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đề xuất (trong đó có các nước Cộng đồng Pháp ngữ là Việt Nam, Tunisia, Niger, Mexico và Pháp) được thông qua với 15/15 phiếu thuận ngày 26/2/2021 về phân phối và tiếp cận vaccine tại khu vực xung đột, khủng hoảng đã chứng tỏ sự nhạy bén trong ngoại giao đa phương Pháp ngữ.

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 17/3, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thông tin, chuyến thăm của Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ Louise Mushikiwabo tới Việt Nam nhằm trao đổi những biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và tổ chức Pháp ngữ, đồng thời thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa doanh nghiệp Pháp ngữ với các đối tác của Việt Nam. Đây là đoàn nước ngoài có số lượng doanh nghiệp lớn nhất, gồm khoảng 70 doanh nghiệp vào Việt Nam sau khi đất nước chuyển sang thích ứng an toàn với Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ sẽ thăm chính thức Việt Nam

Tổng thư ký Cộng đồng Pháp ngữ sẽ thăm chính thức Việt Nam

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam

Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam

TGVN. Cộng đồng Pháp ngữ đang trở thành một không gian chính trị - kinh tế - văn hóa đa dạng, nơi Việt Nam có ...

Đọc thêm

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Ngắm sắc vóc gợi cảm của diễn viên Thúy Diễm phim Trạm cứu hộ trái tim

Trên trang cá nhân, Thúy Diễm thường xuyên khoe sắc vóc rạng rỡ, ngọt ngào và không kém phần gợi cảm.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố ...
Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Barcelona thất bại trước Girona, Real Madrid vô địch La Liga sớm 4 vòng đấu

Kết thúc vòng 34, Real Madrid vô địch La Liga với 87 điểm, hơn Girona 13 điểm và Barcelona 14 điểm, khi giải chỉ còn 4 vòng đấu.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Chelsea vs West Ham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/5 và sáng 6/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Tottenham; V-League vòng 16 - Viettel vs HAGL...
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25: Luật sư Vinh theo đuổi Mỹ Đình

Trạm cứu hộ trái tim tập 25, Nghĩa căng thẳng khi đề cập việc kết hôn với An Nhiên, Luật sư Quốc Vinh theo đuổi Mỹ Đình?
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động