Việt Nam - Sri Lanka: Bức tranh muôn sắc

Những thông tin của Đại sứ Việt Nam tại Sri Lanka Phan Kiều Thu và Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam Hasanthi Dissanayake đã phác họa nên “bức tranh muôn sắc” của mối quan hệ song phương nhân dịp Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16-19/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170413090212 Đối thoại an ninh cấp cao giữa Việt Nam và Sri Lanka
tin nhap 20170413090212 Việt Nam - Sri Lanka thúc đẩy hợp tác đầu tư

Những sẻ chia trong quá khứ và hiện tại, những hứa hẹn trong hợp tác tương lai, những gần gũi về văn hóa và những nỗ lực gắn kết không ngừng từ hai phía… đã là những mảnh ghép tạo nên một bức tranh muôn sắc màu trong quan hệ Việt Nam - Sri Lanka.

tin nhap 20170413090212
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe và Phu nhân.

Chuyến thăm nhiều hứa hẹn

Đại sứ quán Sri Lanka được mở tại Hà Nội năm 2003. Tới thời điểm hiện tại, đã có 62 chuyến thăm cấp cao, từ cấp Bộ trưởng trở lên. Hai nước đã có 29 hiệp định song phương, nhiều thoả thuận và biên bản ghi nhớ sắp được ký kết.

Đại sứ Hasanthi Dissanayake chia sẻ, đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Sri Lanka tới Việt Nam sau khi hai nước đều có lãnh đạo mới (ở Sri Lanka, tân Tổng thống được bầu vào ngày 8/1/2015 và Việt Nam bầu cử Quốc hội vào tháng 8/2015). Sri Lanka và Việt Nam có nhiều nét tương đồng như từng trải qua những thời kỳ thuộc địa, chiến tranh, sự gắn kết về Phật giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến Sri Lanka vào các năm 1911, 1928 và thăm vào năm 1946. “Đã có rất nhiều người dân Sri Lanka ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam trong đó có cha tôi. Ông là thành viên của nhóm người Sri Lanka kêu gọi sự đoàn kết trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã thăm Việt Nam vào tháng 10/1972 và chứng kiến vụ đánh bom tại Hà Nội”, bà Hasanthi Dissanayake bày tỏ.

Về phần mình, Đại sứ Kiều Thu nhận định chuyến thăm cho thấy dù đảng nào cầm quyền, Sri Lanka cũng vẫn coi trọng quan hệ với Việt Nam. Lãnh đạo và người dân Sri Lanka đa số rất yêu mến Việt Nam và mong muốn phát triển theo mô hình của Việt Nam. Điểm nhấn của chuyến thăm là Diễn đàn đầu tư sẽ diễn ra vào ngày 18/4/2017.

Sri Lanka mong muốn các tập đoàn lớn của Việt Nam đầu tư vào Sri Lanka, hứa hẹn tạo điều kiện tốt nhất để thu hút các nhà đầu tư Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, chế biến và nuôi trồng thủy sản… Mặc dù là một nước nhỏ, Sri Lanka đã đầu tư vào 14 dự án ở Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt.

Kinh tế là điểm sáng

Chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm cả Sri Lanka và Việt Nam đều quan tâm đến thúc đẩy hợp tác kinh tế còn nhiều tiềm năng và mang lại lợi ích cho cả hai phía. Việt Nam và Sri Lanka có nhiều cơ hội hợp tác bởi vì quốc gia Nam Á đang trên đường tái thiết sau nội chiến.

Theo Đại sứ Kiều Thu, về xây dựng, Sri Lanka rất cần sắt thép, ximăng,... để xây lại và mở rộng các thành phố và bến cảng. Về thủy sản, quốc đảo Sri Lanka rất mong muốn hợp tác với Việt Nam bởi Việt Nam là một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu thủy hải sản. Về công nghệ thông tin, Sri Lanka đang rất thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Chính phủ Sri Lanka mong muốn trong thời gian chuyến thăm, hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực này.

Đại sứ Hasanthi Dissanayake cũng chia sẻ những tiềm năng lớn trong hợp tác kinh tế song phương. Theo bà Hasanthi Dissanayake, chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Sri Lanka hồi tháng 1/2016 đã gửi gắm thông điệp Sri Lanka muốn phát triển ngoại giao kinh tế với Việt Nam.

tin nhap 20170413090212
Pháo đài đá Sigiriya. (Nguồn: somtimes-interesting.org)

Sri Lanka đã ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần với 38 quốc gia và đã thiết lập Hiệp định Xúc tiến đầu tư và Bảo hộ với 28 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sri Lanka đã đầu tư 76,27 triệu USD vào Việt Nam và khuyến khích Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang Sri Lanka. Những kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng và y tế của Sri Lanka cũng có thể đóng góp một cách tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Sri Lanka có thể hỗ trợ Việt Nam trong công tác hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản khảo cổ học... Ngoài ra, theo Bloomberg, Sri Lanka là một trong 20 điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới trong năm 2017. Đất nước Nam Á này nổi tiếng với di sản khảo cổ học Phật giáo từ thế kỷ thứ III TCN, và tám di sản thế giới của UNESCO. Vì vậy, du lịch cũng là một lĩnh vực hợp tác tiềm năng.

Cả hai Đại sứ đều thừa nhận việc chưa có đường bay thẳng Hà Nội – Colombo là rào cản đối với thương mại, đầu tư giữa hai nước. Đường bay thẳng là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngành du lịch và đồng thời hỗ trợ thương mại hiệu quả với chi phí hàng không thấp hơn.

Từ trái tim đến trái tim

Có lẽ, hình ảnh nữ Đại sứ Việt cất cao tiếng hát trên sân khấu ca nhạc không còn xa lạ với nhiều người Sri Lanka và có lẽ hình ảnh nữ Đại sứ Sri Lanka năng nổ trong các hoạt động từ thiện, cộng đồng cũng không còn lạ lẫm trong mắt nhiều người dân Việt. Bằng trái tim, họ đang nỗ lực đưa hình ảnh của đất nước mình tới trái tim những người dân nước bạn.

Đại sứ Kiều Thu cho biết quán triệt chủ trương ngoại giao văn hóa là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, song song với ngoại giao chính trị và kinh tế, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã nỗ lực triển khai các hoạt động ngoại giao văn hóa. Đại sứ quán đã tổ chức nhiều chương trình ca nhạc từ thiện để kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Sri Lanka, Quốc khánh và nhân các ngày lễ lớn khác, để ủng hộ các nạn nhân lũ lụt và lở đất ở Sri Lanka.

“Do khó khăn về kinh phí, các đoàn nghệ thuật trong nước ít sang biểu diễn tại Sri Lanka, nhưng với lợi thế được đào tạo khá bài bản về âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn, cùng khả năng hát bằng tiếng Anh, tiếng Sinhala và tiếng Tamil, tôi đã tham gia biểu diễn cùng với nhiều nghệ sỹ Việt Nam và Sri Lanka”, nữ Đại sứ tiết lộ. Đây là một thuận lợi rất lớn, góp phần giúp Đại sứ quảng bá hình ảnh Việt Nam đến người dân Sri Lanka hiệu quả hơn.

Có thể nhận thấy, việc biểu diễn văn nghệ bằng tiếng sở tại cùng với các bài hát tiếng Việt, vừa tuyên truyền được văn hóa và âm nhạc Việt Nam, vừa tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với người dân sở tại. Trong mỗi chương trình, thông điệp mà Đại sứ Kiều Thu muốn truyền tải tới người dân Sri Lanka là “chúng ta có thể nói những thứ tiếng khác nhau, nhưng hòa bình và phát triển là mục tiêu chung của hai dân tộc”. Việc hát cả tiếng Tamil và tiếng Sinhala được người dân sở tại đánh giá cao vì trong bối cảnh đất nước Sri Lanka đa ngôn ngữ và đa sắc tộc, cuộc nội chiến do mâu thuẫn sắc tộc đã tàn phá đất nước này hơn 30 năm, Chính phủ đang khuyến khích người Sinhala học tiếng Tamil và ngược lại nên việc một người nước ngoài hát được cả hai thứ tiếng khiến chính quyền sở tại đặc biệt quan tâm.

“Với những nỗ lực đó, tôi rất vui mừng vì từ sau khi thành lập lại Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka năm 2011, khách du lịch Sri Lanka sang Việt Nam đã tăng gần 500%”, bà Kiều Thu cho biết. Những nỗ lực quảng bá văn hóa của bà Hasanthi Dissanayake xuất phát từ thực tế khi tới Việt Nam vào giữa tháng 8/2015, bà thấy rất nhiều người Việt chưa từng nghe đến đất nước của mình. Vì vậy, với sự hỗ trợ của các nhân viên sứ quán, bà đã tổ chức rất nhiều hoạt động để quảng bá Sri Lanka như các buổi triển lãm ảnh, biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu văn học và thơ Sri Lanka, công chiếu phim ngắn, gặp gỡ giao lưu, hội chợ ẩm thực…

Bên cạnh đó, Đại sứ quán cũng tham gia một số hoạt động từ thiện tại Việt Nam. Cho đến nay, Đại sứ quán đã tổ chức 25 hoạt động từ thiện, tham gia 19 và hỗ trợ bốn hoạt động quảng cáo và đã xuất hiện tổng cộng 98 lần trên các phương tiện truyền thông Việt Nam. Các hoạt động tương tự vẫn sẽ tiếp tục triển khai trong tương lai và sẽ thêm các chương trình như trình diễn thời trang với các thiết kế được làm từ chất liệu của Sri Lanka, các buổi giới thiệu, quảng bá trà Ceylon nổi tiếng.

Tình yêu từ hai phía

Đã công tác ở Sri Lanka được gần ba năm, Đại sứ Kiều Thu cảm thấy mình rất có duyên với đất nước này. Mối quan hệ cá nhân tốt với Lãnh đạo sở tại, các bậc cao tăng và những người dân Sri Lanka bình thường khiến bà cảm nhận là một phần của xã hội Sri Lanka. Mặc dù sống và làm việc xa quê hương nhưng nữ Đại sứ luôn cảm thấy thoải mái và thực sự may mắn được làm việc ở đất nước này dù Sri Lanka là địa bàn đặc biệt khó khăn và cuộc sống không phải bao giờ cũng bằng phẳng như ý nguyện.

“Sri Lanka đã, đang và sẽ mãi mãi là một kỷ niệm đẹp đẽ và tuyệt vời. Có lần, sau buổi biểu diễn, một phụ nữ tìm đến tôi để nhờ dạy hát tiếng Sinhala. Điều này làm tôi ngạc nhiên và thực sự xúc động. Chắc chắn, tôi sẽ không bao giờ quên những tình cảm và sự ái mộ mà khán giả Đài Truyền hình Trung ương Sri Lanka, Đài Phát thanh Tiếng nói Sri Lanka dành cho tôi và Việt Nam nói chung”, Đại sứ Kiều Thu chia sẻ.

Với nữ Đại sứ Hasanthi Dissanayake, Việt Nam là một đất nước rất thân thiện và dễ sống. Mọi người đều thân thiện và cuộc sống rất thoải mái. Bà rất ngạc nhiên và tự hào là một nữ Đại sứ ở Việt Nam. Điều bà trăn trở và mong muốn là ô nhiễm không khí ở Việt Nam sẽ được cải thiện để người Việt có một môi trường thật xanh, sạch và tốt cho sức khoẻ.

tin nhap 20170413090212 Người mang trái tim có sức lan tỏa

Ai cũng cảm nhận được từ bà một tình cảm nồng ấm. Bà luôn mở lòng đón nhận mọi người vào ngôi nhà và thế ...

tin nhap 20170413090212 Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Ngày 5/10, tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Colombo, Sri Lanka, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka kiêm nhiệm Maldives đã long ...

tin nhap 20170413090212 Việt Nam - Sri Lanka: Cánh cửa đã mở rộng đón luồng gió mới

Đó là thông điệp mà Đại sứ Tôn Sinh Thành nói về quan hệ hai nước. Đó cũng là lời nhắn gửi tới các doanh ...

Phạm Hằng

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động