Việt Nam tại Liên hợp quốc: Cơ hội 'kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại'

PHẠM NGẠC
TGVN. Từ ngày 1/1, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tức là không có thời gian để Việt Nam theo dõi và “tập sự” như tại nhiệm kỳ 2008-2009 trước đây. Nhiệm vụ này là thách thức rất lớn trong tình hình quốc tế và tại LHQ diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai Bảy ưu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021
viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai Sôi nổi các hoạt động của Bệnh viện dã chiến Việt Nam tại Nam Sudan
viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai
Việt Nam phấn đấu hoàn thành trách nhiệm Chủ tịch HĐBA để vững vàng hoàn thành nhiệm kỳ 2 năm Ủy viên không thường trực 2020-2021. (Nguồn: E-International Relation)

Theo quy định chung, các Ủy viên không thường trực đều có thời gian quan sát vận hành của HĐBA trước khi chính thức tham gia, nhất là khi phải đảm đương nhiệm vụ Chủ tịch HĐBA. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Việt Nam tiếp nhận trách nhiệm Chủ tịch HĐBA đầy sóng gió và phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên đó để vững vàng hoàn thành nhiệm kỳ 2 năm Ủy viên không thường trực 2020-2021.

Khi một nước đảm nhiệm vai trò Ủy viên HĐBA, đội ngũ tham gia công tác trực tiếp tại HĐBA sẽ gặp nhiều khó khăn, ngày đêm xử lý công việc trong mối quan hệ quốc tế hết sức phức tạp và nhạy cảm như hiện nay. Ví dụ như trong tháng 11/2019 đã có trên 40 hoạt động chính thức kèm theo những hoạt động hành lang bất kể ngày đêm, địa điểm khác nhau, báo cáo và nhận chỉ thị từ trong nước, với nội dung liên quan trực tiếp tới hòa bình, an ninh quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Mỗi Ủy viên HĐBA phải tổ chức mạng lưới chuyên viên phụ trách các lĩnh vực, địa bàn khác nhau để đảm bảo chất lượng tham gia.

Nhưng khó nhất đối với một quốc gia khi đảm đương vai trò Chủ tịch HĐBA là phải dung hòa quan điểm của các quốc gia khác nhau tại HĐBA, đồng thời đề cao vai trò kiến tạo của HĐBA dù có nghị quyết hay không, tránh sự phủ quyết của 1 trong 5 Ủy viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp).

Đối với Việt Nam, điều thuận lợi cơ bản là luôn gắn bó lợi ích quốc gia trong lợi ích chung của nhân loại. Đây là một cơ hội nữa “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” giúp Việt Nam vượt qua thử thách và đóng góp cho đất nước và cộng đồng quốc tế.

Năm 1919, sau Thế chiến I, Hội quốc liên (tiền thân của Liên hợp quốc) họp ở Versailles, Pháp, Hồ Chủ tịch, khi ấy mang tên là Nguyễn Ái Quốc, đại diện cho các nhân sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường... gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền dân tộc tự quyết, mở đầu cho cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Tiếp sau đó, Hồ Chủ tịch dù ở Paris (Pháp), Moscow (Nga) hay Trung Quốc và mọi nơi khác, trong hoàn cảnh khác nhau đều tận dụng mọi cơ hội để vận động phong trào tiến bộ trên thế giới ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tiến hành thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trích Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền 1789 của Pháp, khẳng định mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó cũng là nội dung chủ yếu của Hiến chương mà LHQ ngày nay đang nỗ lực phấn đấu cho hỏa bình và phát triển vì lợi ích của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ.

Sau này, cuối năm 1954, khi về tiếp quản trụ sở Bộ Ngoại giao hiện nay, các nhà ngoại giao Việt Nam đã tìm thấy trong tài liệu Pháp để lại có thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội đồng LHQ khóa I họp ở London tháng 2/1946 để xin gia nhập LHQ.

Năm 1977, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Việt Nam vẫn kiên định đường lối độc lập tự chủ và tích cực cải thiện quan hệ với các cường quốc, Việt Nam nhanh chóng xây dựng quan hệ tốt đẹp với mọi quốc gia, trở thành thành viên tích cực trong ASEAN và tại LHQ, gắn bó lợi ích quốc gia với hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới.

Ít có dân tộc nào trên thế giới phải trải qua lịch sử khó khăn và chiến tranh ác liệt như Việt Nam. Nhưng cũng hiếm có nước nào lại có thể gác lại quá khứ, hàn gắn quan hệ hữu nghị và hợp tác với các "cựu thù" như dân tộc Việt Nam. Điều đó đã minh chứng thiện chí của Việt Nam trong hòa giải và hợp tác để cải thiện quan hệ quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, Việt Nam không phải là nước lớn hoặc giàu mạnh, nhưng có thể tham gia đáng tin cậy nhất tại HĐBA LHQ.

Bất kể nước nào, dù giàu mạnh đến đâu, cũng không thể đơn phương bơi ngược dòng lịch sử của nhân loại. Các nước trước sau phải hợp tác duy trì lợi ích và cuộc sống chung. Ngoại giao đa phương sẽ thắng thế. Việt Nam gắn bó với ngoại giao đa phương và sẵn sàng đóng góp như đã từng hy sinh đóng góp cho hòa bình và phát triển của nhân loại và của chính mình. Điều đó tạo cơ sở để tin rằng các dân tộc khác cũng chia sẻ giá trị chung này và phối hợp để Việt Nam đóng góp xứng đáng tại LHQ.

* Tác giả là nguyên thành viên phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Geneva và New York, nguyên Đại sứ Việt Nam tại 5 nước Bắc Âu.

viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai Năm Chủ tịch ASEAN là cơ hội mới để Việt Nam khẳng định vị thế

TGVN. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, với mức tăng trưởng GDP năm 2019 thuộc ...

viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai LHQ ủng hộ đề xuất của Nga về lập công ước về tội phạm mạng

Ngày 27/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua một đề xuất của Nga việc việc soạn thảo một công ước mới ...

viet nam tai lien hop quoc co hoi ket hop suc manh dan toc voi suc manh thoi dai Đại sứ Đặng Đình Quý: 3 ưu tiên của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA

TGVN. Ngay trong tháng 1/2020, Việt Nam sẽ nắm giữ vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bảo an (HĐBA). Nhân dịp này, phóng viên ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng như DBX 2023, DBX 2021 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Giá xăng dầu hôm nay 5/1: Tuần leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 5/1: Tuần leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 5/1, tuần này, tiếp tục 'leo dốc' với dầu Brent tăng 2,34 USD lên mức 76,51 USD/thùng, giá dầu WTI tăng 3,36 USD lên mức ...
Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 1/2025

Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 1/2025

Bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 1/2025 tại các đại lý trên cả nước được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ cấp bách

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ cấp bách

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trả lời phỏng vấn về công tác lập pháp của Quốc hội năm 2024 và những định hướng trong năm 2025.
Điện thoại thông minh tích hợp AI khiến nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025

Điện thoại thông minh tích hợp AI khiến nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025

Theo dự báo mới nhất, thị trường chip toàn cầu có thể tăng trưởng 11,2% trong năm 2025, đạt mốc kỷ lục 697,18 tỷ USD.
Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Hàn Quốc bắt tay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu

Các công ty lớn của Hàn Quốc tăng cường quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) toàn cầu như Amazon Web Services và ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Phiên bản di động