Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Điển đến chào xã giao |
Chào mừng Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander đến nhận nhiệm kỳ công tác mới tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Thụy Điển có mối quan hệ truyền thống, tin cậy lẫn nhau. Chính sách nhất quán của Việt Nam là mong muốn cùng với Thụy Điển nỗ lực đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.Trên cơ sở đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Thụy Điển ủng hộ Việt Nam mở rộng hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), trong đó có việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, thiết lập các cơ chế đối thoại để thúc đẩy quan hệhợp tác. Khẳng định mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng cũng đề nghị Thụy Điển tiếp tục hỗ trợ nhiều sinh viên Việt Nam sang Thụy Điển học tập, nghiên cứu, đồng thời mong muốn Thụy Điển giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển như y tế, giáo dục, môi trường, ứng phó với biếnđổi khí hậu.Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tiếp, cho biết thời gian qua Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam đã phảiđóng cửa tạm thời vì lý do tài chính, nay đã có đủ điều kiện để hoạt động lại.Đại sứ Camilla Mellander thể hiện ấn tượng với những thành tựu Việt Nam đạt được thời gian qua trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đại sứ cho biết Chính phủ Thụy Điển mong muốn nâng tầm quan hệ với Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, y tế, giáo dục, và công nghệ xanh. Đại sứ Camilla Mellander khẳng định Thụy Điển đã sẵn sàng cho một giai đoạn mới trong quan hệ với Việt Nam, với định hướng tăng cường tình hữu nghị, bình đẳng và hiệu quả hơn.Tiếp đại sứ Cộng hòa Séc Martin Klepetko, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng trước những bước phát triển của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước thời gian qua. Cho rằng tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn còn rất lớn, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường hơn nữa quan hệ trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, ủng hộlẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và các tổ chức mà hai nước là thành viên.Ghi nhận một trong những lợi thế rất lớn trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước là cộng đồng đông đảo người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và học tập tại Séc, Thủ tướng đề nghị Séc tiếp tục cấp thêm học bổng để sinh viên Việt Nam sang học tập, qua đó củng cố thêm quan hệ hữu nghị và hiểu biết lấn nhau.Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Martin Klepetko cho biết trong những năm gần đây, Chính phủ Séc đã đưa Việt Nam là vào danh sách những nước được ưu tiên trong hợp tác, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư.Các doanh nghiệp tư nhân của Séc cũng rất quan tâm và mong muốn được sang thịtrường Việt Nam làm ăn. Nhận định tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn nhiều, Đại sứ Martin Klepetko cho rằng hai Chính phủ cần ủng hộ và có cơ chế thuận lợi hơn nữa để doanh nghiệp hai bên có thể sang tìm hiểu tiềm năng thị trường, cơ hội và tập quán kinh doanh của nhau.Đại sứ đề nghị Chính phủ Việt Nam ủng hộ trong việc thiết lập đầu mối với các cơquan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp của Cộng hòa Séc sang tìm hiểu cơ hội đầu tư và kinh doanh./.Theo TTXVN