Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 62 của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi

Bảo Chi
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đề cao chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là nòng cốt và luật pháp quốc tế là nền tảng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 62 của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Từ ngày 9-13/9, tại Bangkok, Thái Lan, diễn ra Hội nghị thường niên lần thứ 62 của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi (AALCO).

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị gồm đại diện của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an do ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Việt Nam tại Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc (ILC), tham dự Hội nghị với tư cách chuyên gia pháp lý khách mời. Ông Phạm Việt Hùng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan, đã tham dự phiên khai mạc của Hội nghị.

Hội nghị AALCO năm nay tập trung vào các chủ đề pháp lý quốc tế được các quốc gia Á-Phi đang quan tâm như vấn đề môi trường và phát triển bền vững, không gian mạng, các chủ đề đang được thảo luận tại ILC, luật biển quốc tế, tình hình tại Palestine và các vấn đề pháp lý quốc tế liên quan đến Palestine, luật thương mại quốc tế…

Thảo luận tại Hội nghị, các nước khẳng định với 48 quốc gia thành viên châu Á và châu Phi, AALCO là diễn đàn pháp lý duy nhất đóng vai trò quan trọng cho việc trao đổi quan điểm của hai khu vực trên thế giới, qua đó thúc đẩy lợi ích của các nước Á-Phi trong quá trình xây dựng và phát triển luật pháp quốc tế, giúp duy trì chủ nghĩa đa phương.

Trong năm 2024, các nước AALCO đã cùng nhau có nhiều đóng góp nổi bật vào quá trình xây dựng luật pháp quốc tế thông qua việc tham gia tích cực vào các diễn đàn của Liên Hợp quốc như quá trình đàm phán dự thảo Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, dự kiến sẽ được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tháng 10/2024 và mở ký vào đầu năm 2025.

Bên cạnh đó, các nước thành viên AALCO đánh giá cao Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia (BBNJ) và kêu gọi các nước ký kết hoàn tất thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định sớm có hiệu lực. Vai trò của các cơ chế pháp lý quốc tế trong các diễn biến quốc tế gần đây được nhiều nước đánh giá cao, như việc Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) cung cấp ý kiến tư vấn về hậu quả pháp lý của việc Israel chiếm đóng Palestine hay việc Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu và luật pháp quốc tế.

Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 62 của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn.

Phát biểu tại Hội nghị, Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề cao chủ nghĩa đa phương với Liên hợp quốc là nòng cốt và luật pháp quốc tế là nền tảng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cơ chế và diễn đàn đa phương như AALCO, ILC, Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) trong quá trình pháp điển hóa và phát triển luật pháp quốc tế, giúp xây dựng một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho hòa bình, hợp tác toàn cầu và phát triển bền vững.

Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ tái ứng cử vào vị trí thành viên của UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031 để tiếp tục có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của luật thương mại quốc tế như Việt Nam đang tích cực thể hiện tại nhiệm kỳ 2019-2025.

Ông Nguyễn Minh Vũ cũng nêu rõ việc Tòa Trọng tài thường trực mở Văn phòng tại Việt Nam là sự kiện quan trọng, thể hiện mong muốn Việt Nam trở thành địa điểm giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Liên quan đến Luật Biển quốc tế, ông Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là khuôn khổ pháp lý trên hết điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia trên các vùng biển và đại dương, bảo đảm đại dương được sử dụng một cách hợp pháp và bền vững bởi tất cả các quốc gia, từ đó thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng quốc tế.

Việt Nam mạnh mẽ khuyến khích các quốc gia tác và kiềm chế, tránh các hành động dẫn đến leo thang căng thẳng hoặc làm trầm trọng hóa các tranh chấp đang tồn tại. Những nỗ lực hợp tác và tuân thủ UNCLOS của các quốc gia sẽ đóng góp vào việc bảo vệ đại dương, phục vụ cho sự thịnh vượng toàn cầu.

Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 62 của Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi
Các đại biểu chụp ảnh chung.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thường niên AALCO, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã giới thiệu tới các nước tham dự PGS. TS Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao là Ứng cử viên của Việt Nam cho vị trí Thẩm phán Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.

Việc Việt Nam cử ứng viên cho vị trí Thẩm phán tại ITLOS thể hiện sự công nhận của Việt Nam đối với vai trò quan trọng của ITLOS trong việc giải thích luật quốc tế, đặc biệt là luật biển và những đóng góp to lớn của ITLOS vào hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Tổ chức tham vấn pháp luật Á-Phi (AALCO) được thành lập năm 1956 tại Bandung, Indonesia với tên gọi ban đầu là Ủy ban tham vấn pháp luật châu Á. Tổ chức này chính thức được đổi tên năm 2001, với sự tham gia của cả các quốc gia châu Phi.

Hiện AALCO gồm 48 thành viên và một số quan sát viên, Burkina Faso trở thành thành viên chính thức tại Hội nghị lần này. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của AALCO từ năm 2017. Hội nghị năm nay có sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ 39 nước thành viên, 3 nước quan sát viên và 6 tổ chức quốc tế cùng diễn giả khách mời là các thành viên của ILC, trong có có nhiều trưởng đoàn cấp Bộ trưởng, Tổng Chưởng lý, Đại sứ.

Tiếp tục phát huy thành tựu ngoại giao pháp lý đa phương

Tiếp tục phát huy thành tựu ngoại giao pháp lý đa phương

Thời gian qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành cùng nòng cốt là Bộ Ngoại giao, ngoại giao pháp lý đa ...

Vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế đối với sự phát triển của Luật Quốc tế

Vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế đối với sự phát triển của Luật Quốc tế

Khoa Luật Quốc tế - Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ hai với chủ đề ...

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân và gợi mở cho Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt khi nó được đặt trong bối cảnh hội nhập, khi ...

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam hướng tới trở thành địa chỉ giải quyết tranh chấp khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam hướng tới trở thành địa chỉ giải quyết tranh chấp khu vực và quốc tế

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao vai trò thiết yếu cùng những đóng góp trong suốt 125 năm hoạt động của ...

Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao được bầu làm Chủ tịch Hội Luật quốc tế châu Á

Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao được bầu làm Chủ tịch Hội Luật quốc tế châu Á

TS. Phạm Lan Dung - Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, đã vinh dự trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên giữ vị ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Liên hợp quốc: Xung đột đang biến Dải Gaza thành nghĩa địa; hàng trăm nghìn trẻ em mất cơ hội học tập, bị chấn thương tâm lý

Liên hợp quốc: Xung đột đang biến Dải Gaza thành nghĩa địa; hàng trăm nghìn trẻ em mất cơ hội học tập, bị chấn thương tâm lý

Các cơ quan Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng vi phạm luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế nghiêm trọng tại Gaza.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giáo sư Klaus Schwab

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Schwab bày tỏ vui mừng quan hệ Việt Nam-WEF ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/10/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 9/10/2024, Lịch vạn niên ngày 9 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 9/10. Lịch âm hôm nay 9/10/2024? Âm lịch hôm nay 9/10. Lịch vạn niên 9/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tình hình Trung Đông: Quốc tế phát cảnh báo đỏ về 'vực thẳm', Mỹ nhắc nhở Israel chớ 'manh động' ở nơi này

Tình hình Trung Đông: Quốc tế phát cảnh báo đỏ về 'vực thẳm', Mỹ nhắc nhở Israel chớ 'manh động' ở nơi này

Toàn bộ Trung Đông đang đứng trên bờ vực của một cuộc xung đột toàn diện mà cộng đồng quốc tế dường như không thể kiểm soát được.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/10/2024: Tuổi Tý tài vận hao hụt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 9/10/2024: Tuổi Tý tài vận hao hụt

Xem tử vi 9/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 9/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng 8/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và ...
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp cho công dân Việt Nam tại Lebanon

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon sau vụ nổ thiết bị liên lạc

Chiều 19/9, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về loạt vụ nổ thiết bị liên lạc ở Lebanon và cập nhật tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông.
Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Bộ Ngoại giao đã đề nghị Trung Quốc và Philippines hỗ trợ ngư dân Việt Nam ứng phó với cơn bão số 3 trong trường hợp cần thiết

Chiều ngày 5/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã thông tin về một số tình hình bảo hộ công dân.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27

Từ ngày 12-16/8, Việt Nam tổ chức Hội nghị Những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN (DGICM) lần thứ 27.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Vũ Quang Minh: Việt Nam cam kết và hành động mạnh mẽ vì các mục tiêu phát triển bền vững

Đại sứ Vũ Quang Minh: Việt Nam cam kết và hành động mạnh mẽ vì các mục tiêu phát triển bền vững

Theo Đại sứ Vũ Quang Minh, đến với Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ và nghiêm túc thực hiện SDGs.
Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Tinh thần 5 ‘tự’ và sứ mệnh của thông tin đối ngoại (Kỳ cuối): Phục vụ hội nhập

Thông tin đối ngoại đa dạng về lực lượng, các ngành, các cấp, các địa phương đều tham gia nhưng về mặt lý luận thì phải có chủ công...
Timor-Leste ‘bỏ vốn’ vào ngoại giao đa phương

Timor-Leste ‘bỏ vốn’ vào ngoại giao đa phương

Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng Timor-Leste đang dần gây dựng ảnh hưởng nhờ 'bỏ vốn' vào đúng chỗ - ngoại giao đa phương.
Một năm ASEAN 2024 trọn vẹn với nỗ lực vượt bậc của Lào

Một năm ASEAN 2024 trọn vẹn với nỗ lực vượt bậc của Lào

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm chia sẻ về không khí hội nghị ASEAN từ Vientiane và đánh giá về những nỗ lực của nước Chủ tịch Lào.
Thủ tướng Chính phủ dự HNCC ASEAN 44, 45: Tâm thế sẵn sàng đóng góp, nỗ lực hết mình 'thúc đẩy ASEAN kết nối hơn và tự cường hơn'

Thủ tướng Chính phủ dự HNCC ASEAN 44, 45: Tâm thế sẵn sàng đóng góp, nỗ lực hết mình 'thúc đẩy ASEAN kết nối hơn và tự cường hơn'

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' Nhật Bản

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' Nhật Bản

Hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược ngoại giao văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc...
Phiên bản di động