Việt Nam tham gia phiên họp của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76

Chu An
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), phát biểu tại thảo luận chung của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng LHQ Khóa 76.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
phiên họp của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76.
Phiên họp của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76.

Ngày 25/10, tại thảo luận chung của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng LHQ Khóa 76, Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, đã có phát biểu về các đề mục về gìn giữ hòa bình, phi thực dân hóa, hoạt động của hoạt động của Cơ quan Cứu trợ và hành động LHQ về người tị nạn Palestine ở khu vực Cận Đông (UNRWA), bom mìn, và hợp tác quốc tế về sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ.

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ tiếp tục là một trong những công cụ quan trọng của LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và kêu gọi LHQ cùng các nước tăng cường quan tâm đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong triển khai hoạt động, xác định rõ ràng sứ mệnh và bảo đảm nguồn lực dành cho các phái bộ.

Đại sứ đã cập nhật về những hoạt động, đóng góp mới nhất của Việt Nam tại các phái bộ LHQ ở CH Trung Phi và Nam Sudan, trong đó có tỉ lệ nữ chiến sĩ đạt mức 20.6%, cao hơn mức 16.5% của năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu của LHQ đến năm 2028.

Từ đó, Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tham gia tích cực và sâu rộng trong hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, cả về địa bàn hoạt động và hình thức đơn vị tham gia.

Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp.
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp.

Tiếp đó, Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình phi thực dân hóa và tôn trọng quyền tự quyết của dân tộc các nước thuộc địa, phù hợp với Tuyên bố năm 1960 của LHQ về Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, Hiến chương LHQ và các nghị quyết có liên quan, trong đó cần bảo đảm hoạt động của các nước quản thác không ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của người dân các lãnh thổ không tự quản.

Bên cạnh đó, Đại sứ nêu quan ngại về tình hình người tị nạn Palestine tại Gaza và các lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, khẳng định Việt Nam ủng hộ quyền tự quyết và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine vì quyền này, ủng hộ giải pháp hai Nhà nước với việc thành lập Nhà nước Palestine lấy Jerusalem là thủ đô, chung sống hoà bình với Israel, với đường biên giới được quốc tế công nhận trên cơ sở ranh giới trước năm 1967 và thỏa thuận đạt được, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và các nghị quyết liên quan của LHQ.

Đại sứ kêu gọi các bên tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo và kêu gọi hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Thư ký LHQ tăng cường đóng góp cho hoạt động của UNRWA.

Liên quan đến vấn đề bom mìn, Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiếp tục là nguy cơ đối với dân thường tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, đồng thời cảm ơn sự đóng góp và hỗ trợ của LHQ, các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro và giải quyết hậu quả của bom mìn.

Đại sứ cũng chia sẻ bài học kinh nghiệm của Việt Nam về giải pháp ở cấp độ quốc gia và kêu gọi các nước hợp tác, giải quyết các thách thức trong quá trình triển khai các hoạt động bom mìn theo các khuyến nghị liên quan của ĐHĐ và HĐBA, cũng như Tuyên bố Chủ tịch HĐBA do Việt Nam đề xuất thông qua vào tháng 4/2021 liên quan đến giải quyết hậu quả bom mìn.

Cuối cùng, Đại sứ đã khẳng định lập trường của Việt Nam ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy việc sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ, kêu gọi các quốc gia kiềm chế không để xảy ra chạy đua vũ trang trong vũ trụ, đồng thời chia sẻ mong muốn của Việt Nam trao đổi, tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế về khoa học công nghệ vũ trụ, bảo đảm an ninh, an toàn không gian vũ trụ nhằm phục vụ phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) là một trong 6 ủy ban chính của Đại hội đồng LHQ, có nhiệm vụ xem xét một số vấn đề chính trị đặc biệt và gìn giữ hòa bình.

Tại Khóa 65 Đại hội đồng LHQ, Uỷ ban có phần thảo luận chung từ 19/10-8/11/2021 để bàn về các đề mục trong chương trình thảo luận thường niên, tập trung vào nhiều lĩnh vực gìn giữ hòa bình, phái bộ chính trị đặc biệt, phi thực dân hóa, hợp tác quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ hòa bình, ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân, hoạt động của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine ở Cận Đông, Báo cáo của Ủy ban đặc biệt điều tra về các hành vi của Israel gây ảnh hưởng đến quyền của người Palestine và người Arab ở các vũng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Dự kiến tham gia phát biểu tại phiên thảo luận có trên 130 nước thành viên LHQ.

Hiện vẫn còn 17 lãnh thổ không tự quản đặt dưới sự quản lý của các nước quản thác và trong phạm vi thảo luận của Ủy ban 4 gồm Tây Sahara, Anguilla, Bermuda, British Virgin Islands, Cayman Islands, Falkland Islands (Malvinas), Monstserrat, Saint Helena, Turks and Caicos Islands, United States Virgin Islands, Gibraltar, American Samoa, French Polynesia, Guam, New Caledonia, Pitcairn, Tokelau.

Việt Nam chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Mực nước biển dâng và tác động đến hòa bình, an ninh quốc tế

Việt Nam chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Mực nước biển dâng và tác động đến hòa bình, an ninh quốc tế

Chiều 18/10, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, đã diễn ra cuộc họp theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an ...

Việt Nam tích cực tham gia thảo luận tại Khóa họp 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam tích cực tham gia thảo luận tại Khóa họp 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 11/10 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 48 Hội đồng ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động